Người mắc chứng ám ảnh sợ khoảng trống thường có xu hướng ở trong nhà, không dám ra ngoài một mình, không dám đến những nơi đông người. Tình trạng này gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, các mối quan hệ, công việc và tình cảm của người bệnh.
Ám ảnh khoảng trống là bệnh gì?
Ám ảnh sợ khoảng trống là một nỗi sợ hãi hay lo lắng quá mức về những nơi mà khó có đường thoát hoặc người giúp đỡ không thể vào được. Ám ảnh sợ khoảng trống có thể cản trở các chức năng xã hội, nghề nghiệp của bệnh nhân, đặc biệt là với những công việc phải thực hiện bên ngoài xã hội. Tại Hoa Kỳ, hầu hết các nhà Tâm thần học đều tin rằng ám ảnh sợ khoảng trống luôn đi kèm với cơn hoảng sợ kịch phát và ám ảnh sợ khoảng trống được coi là hậu quả của cơn hoảng sợ kịch phát.
Ám ảnh sợ khoảng trống thường được áp dụng cho các nhóm tình huống mà bệnh nhân ở một mình bên ngoài nhà của mình như đi xe buýt, trên tàu, trên cầu, trong ô tô, nơi đông người, xếp hàng…
Nguyên nhân ám ảnh khoáng trống
Hiện tại vẫn chưa thể khẳng định chính xác đâu là nguyên nhân gây ám ảnh sợ khoảng trống, tuy nhiên một vài nghiên cứu đã chỉ ra các tác động từ môi trường trong quá trình trưởng thành, yếu tố di truyền hay những sự kiện gây sang chấn tâm lý có thể làm bộc phát bệnh. Bản thân người bệnh có thể hiểu rằng nỗi ám ảnh đó là vô lý, thực sự không có gì đáng sợ nhưng vẫn không thể nào điều khiển được cảm xúc của bản thân.
Cụ thể, các yếu tố được cho là có liên quan trực tiếp đến nguyên nhân gây ám ảnh sợ khoảng rộng bao gồm:
- Yếu tố gia đình: Bệnh không có liên quan đến các gen di truyền, tuy nhiên nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì tỷ lệ con cái hay những người thân cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nguyên cơ này được cho là có liên quan đến việc dạy dỗ, nói chuyện, giáo dục hay tương tác giữa các thành viên trong gia đình.
- Xu hướng tính cách: Ở những người có tính cách tự ti, ngại ngùng, sợ nơi đông người, tự tin, thường phụ thuộc quá mức vào gia đình, được cha mẹ bao bọc quá mức hay người hướng nội thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn.
- Sang chấn tâm lý: Một số người có thể mắc chứng ám ảnh sợ khoảng trống sau khi trải qua một sự kiện gây chấn động tâm lý có liên quan đến đến những nơi có không gian kín hoặc mở. Chẳng hạn bị cưỡng hiếp, bị nhốt trong không gian kín, bị bắt cóc… Người bệnh không vượt qua được những ám ảnh này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
- Yếu tố nguy cơ khác: Một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như nữ giới, người từng bị bỏ rơi, người đã từng mắc một số vấn đề tâm lý khác.
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh ám ảnh sợ khoảng trống
Chứng sợ không gian rộng có thể bắt đầu từ khi còn nhỏ, nhưng thường xuất hiện vào cuối tuổi teen cho đến độ tuổi 35. Tuy nhiên, những người lớn tuổi cũng có thể mắc chứng bệnh này. Phụ nữ thường được chẩn đoán mắc chứng sợ không gian rộng nhiều hơn đàn ông.
Các yếu tố nguy cơ gây ra chứng sợ không gian rộng bao gồm:
- Có rối loạn hoảng loạn hoặc các chứng sợ khác.
- Phản ứng lại cơn hoảng loạn bằng sự sợ hãi và né tránh quá mức.
- Gặp các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống như bị lạm dụng, bố mẹ mất hoặc bị tấn công.
- Có tính lo âu.
- Có người thân bị chứng sợ không gian rộng.

Triệu chứng ám ảnh khoảng trống
Các triệu chứng điển hình của Ám ảnh sợ khoảng trống bao gồm:
- Sợ đi ra ngoài một mình.
- Sợ đám đông hoặc sợ xếp hàng.
- Sợ không gian kín như rạp chiếu phim, thang máy hoặc các cửa hàng nhỏ.
- Sợ không gian mở như bãi giữ xe, cầu hoặc các trung tâm thương mại.
- Sợ sử dụng các phương tiện công cộng như xe bus, máy bay hoặc tàu hỏa.
Tác hại của chứng sợ không gian rộng
Người mắc chứng sợ không gian rộng thường hạn chế hoạt động xã hội vì họ sợ phải đối mặt với nỗi sợ của mình. Nếu như không điều trị kịp thời, bệnh ám ảnh sợ khoảng trống có thể gây ra một số bệnh lý tâm thần khác.
- Bệnh trầm cảm.
- Lạm dụng rượu bia và chất kích thích.
- Một số rối loạn tâm thần, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách.
Chẩn đoán ám ảnh khoảng trống
- Người bệnh lo âu liên quan đến việc phải ở trong một tình huống hoặc chỗ khó mà có đường thoát hoặc người giúp đỡ không thể vào được. Sợ khoảng trống thường được áp dụng cho các nhóm tình huống mà bệnh nhân ở một mình bên ngoài nhà của mình như đi xe buýt, trên tầu, trên cầu, trong ô tô, nơi đông người, phải xếp hàng…
- Các tình huống tạo ra một khủng hoảng rõ ràng, có thể gây ra cơn hoảng sợ kịch phát hoặc các triệu chứng gần giống cơn hoảng sợ kịch phát, cần có người giúp đỡ bên cạnh.
- Người bệnh lo âu hoặc tình huống xa lánh nơi gây ra cơn hoảng sợ, gây cơn lo hãi không phải do một bệnh tâm thần khác, hoặc do tác động của một chất kích thích như thuốc lắc, amphetamin, heroin…
Biện pháp điều trị ám ảnh khoảng trống
Điều trị bằng thuốc
Thuốc không phải là phương pháp tốt nhất cho bệnh nhân ám ảnh sợ khoảng trống, tuy nhiên trong một số trường hợp vẫn rất cần sử dụng để kiểm soát các triệu chứng tạm thời. Mục đích của dùng thuốc là giảm nỗi lo âu tạm thời, kiểm soát tinh thần nhờ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Tùy các triệu chứng liên quan mà việc dùng thuốc cũng được chỉ định khác nhau.
Trị liệu tâm lý
Các phương pháp đang được ứng dụng chủ yếu hiện nay trong trị liệu tâm lý cho bệnh nhân ám ảnh sợ khoảng trống bao gồm:
- Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT): Thông qua phương pháp này, bản thân người bệnh có thể hiểu rõ rằng mình đang có những nỗi sợ vô lý và cần được loại bỏ. Chuyên gia tâm lý sẽ hướng dẫn các kỹ năng thư giãn tinh thần, kiểm soát cảm xúc, điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của người bệnh theo một hướng đúng đắn hơn cũng như hướng dẫn các kỹ năng để giải quyết lo âu. Người bệnh nếu đáp ứng với liệu pháp này thực sự có thể cải thiện ám ảnh sợ khoảng rộng rất hiệu quả.
- Liệu pháp phơi nhiễm: Nhà trị liệu tâm lý sẽ tạo ra các tình huống thực tế để bản thân người bệnh có thể trực tiếp đối diện với nỗi sợ hãi của bản thân. Khi đã tiếp xúc nhiều lần đúng cách, bản thân người bệnh đã học được cách giữ bình tĩnh thì xu hướng sợ hãi cũng giảm dần. Người bệnh khi đã dám đối mặt với những ám ảnh và không còn hoảng loạn hay bỏ chạy thì bệnh cũng dần loại bỏ. Tùy tình trạng từng người, các chuyên gia tâm lý có thể cho người bệnh tiếp xúc với nỗi sợ qua các công cụ hỗ trợ như kính thực tế ảo hoặc tham gia các trải nghiệm trực tiếp ngoài thực tế.

Phòng ngừa chứng sợ khoảng trống
Không có biện pháp phòng ngừa chứng sợ khoảng trống và các rối loạn lo âu khác. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh có thể giảm đi đáng kể khi thực hiện những biện pháp phòng ngừa như:
- Đảm bảo ngủ đủ giấc bởi khi khi tinh thần tỉnh táo, được nạp đủ năng lượng thì mới có thể bình tĩnh, dám đối diện với nỗi căng thẳng.
- Thực hành thiền hằng ngày sẽ giúp ích trong việc nâng cao tinh thần lạc quan, thư giãn, kiểm soát cảm xúc, dễ giữ được bình tĩnh đồng thời cũng đem đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
- Nên ăn uống đầy đủ, tăng cường rau xanh, trái cây, các loại hạt, các loại thảo dược tốt cho trí não và tinh thần.
- Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao hằng ngày cũng mang đến rất nhiều tác dụng tốt cho người bệnh trong cải thiện sức khỏe và tâm trí.
- Tìm kiếm niềm đam mê mới, chẳng hạn học các công việc phù hợp giúp ích cho cuộc sống và tương lai của bản thân.
- Luôn giữ tinh thần lạc quan, tích cực, vui vẻ, yêu thương bản thân và những người xung quanh.
Chứng ám ảnh khoáng trống là một trong những dạng rối loạn lo âu khá phổ biến. Có thể thấy, chứng bệnh này gây ra vô số ảnh hưởng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Do đó, bệnh nhân cần có sự chủ động trong việc thăm khám, điều trị để có thể chế ngự nỗi sợ và cải thiện cuộc sống.
Leave a reply