Bị ù tai khi mang thai là tình trạng không phải hiếm gặp ở các mẹ bầu. Nếu trong quá trình mang thai mà gặp phải hiện tượng này thì hầu hết các chị em sẽ rất lo lắng,khó chịu… Điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Ù tai ở bà bầu là gì?
Ù tai là tình trạng xuất hiện âm thanh hoặc tiếng ồn trong tai, đôi khi âm thanh là tiếng huýt sáo, tiếng rít hoặc tiếng lách cách. Tình trạng này có thể tạm thời hoặc mãn tính.
Bà bầu bị ù tai là hiện tượng khá phổ biến, dù bệnh ù tai chủ yếu gặp ở người lớn tuổi. Khi bị ù tai, các mẹ bầu có thể nghe thấy tiếng chuông, tiếng lách cách, tiếng vo ve hoặc những âm thanh giống như nhịp tim, tạo cảm giác không thoải mái. Ù tai thường xuất hiện trong khoảng ba tháng đầu và kéo dài cho đến cuối thai kỳ.
Nguyên nhân gây ù tai ở bà bầu
Ù tai có thể đi kèm với triệu chứng mệt mỏi, có tiếng động lạ trong tai với mức độ ngày càng nhiều. Hiện tượng này thường hay xuất hiện vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Nguyên nhân chủ yếu làm cho bà bầu bị ù thai khi mang thai là do thiếu máu, khiến lượng oxy vận chuyển lên não không đủ. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác gây ù tai như:
- Bà bầu bị viêm nhiễm vùng tai mũi họng như khiến mũi bị tắc nghẹt.
- Bà bầu bị căng thẳng, có tâm trạng không ổn định, hay lo lắng, suy nghĩ… dẫn đến mất ngủ, suy nhược cơ thể.
- Tâm lý mẹ bầu bất ổn, thường xuyên mệt mỏi, mất ngủ.
- Tăng huyết áp thai kỳ.
- Rối loạn mạch máu vùng tai.
- Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ.
- Chấn thương tai hoặc chấn thương vùng đầu.
- Tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian dài.
- Sử dụng rượu, bia, thuốc lá, cà phê quá nhiều.
- Thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài.
- Thiếu vitamin C.
Ngoài ra, những bà bầu từng bị ù tai ở lần mang thai trước cũng có nguy cao bị ù tai ở những lần mang thai tiếp theo.
Điều trị chứng ù tai khi mang thai
Ù tai khi mang thai hầu hết là do một trong những nguyên nhân kể trên. Do đó, nếu nguyên nhân là do bệnh lý thì điều trị các căn bệnh này sẽ giảm chứng ù tai.
Nếu bị ù tai là do tích tụ ráy tai, các vấn đề về khớp cắn răng và chấn thương cổ, bạn có thể tìm cách điều trị ngay lập tức và kiểm tra xem tình trạng có cải thiện hay không.
Cách khắc phục ù tai khi mang thai
Vậy bà bầu bị ù tai phải làm sao? Đây chắc hẳn là câu hỏi của nhiều thai phụ khi gặp phải tình trạng này. Mặc dù, không có phương pháp điều trị hiệu quả cho tình trạng này, nhưng bạn có thể thử một vài mẹo sau để giảm tình trạng ù tai ở bà bầu.
Thiền
Một trong những cách tốt nhất để giảm căng thẳng và cảm thấy trẻ hóa là thực hành thiền. Hãy thử một số kỹ thuật thiền hữu ích giúp tình trạng ù tai giảm nhẹ.
Tránh xa tiếng ồn lớn
Tiếng ồn lớn có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ù tai và gây khó chịu hơn. Vậy nên, cố gắng tránh tất cả các loại tiếng ồn lớn khi mang thai.
Ấn huyệt cho tai
Bấm huyệt lên tai cũng có tác dụng giảm ù tai. Đầu tiên, mẹ nên áp lòng bàn tay vào hai bên tai và xoa từ từ vành tai theo hình tròn trong vòng 1 phút để tai có cảm giác ấm. Tiếp theo, bạn dùng ngón tay bịt lỗ tai rồi kéo tay ra, lặp lại khoảng 50 lần mỗi ngày.
Chườm muối tai
Mẹ bầu chuẩn bị 1 nắm muối hột và 1 túi chườm. Đầu tiên, nướng muối trên bếp cho đến khi nóng. Sau đó cho vào túi rồi chườm vào tai khi còn ấm, mỗi lần chườm khoảng 15 phút, thực hiện ngày 2 lần mỗi ngày cho đến khi triệu chứng giảm dần.
Hạn chế tiếp xúc với môi trường nhiều tiếng ồn
Tiếng ồn lớn có thể khiến triệu chứng ù tai trở nên tồi tệ hơn. Do đó, hãy cố gắng tránh làm việc hoặc sinh hoạt trong môi trường ồn ào trong thời gian này hoặc đến những nơi có nhiều tiếng ồn.
Xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng
Việc duy trì một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, lành mạnh và cân bằng trong thai kỳ không chỉ giúp cơ thể tràn đầy năng lượng mà còn giúp giảm nguy cơ gặp phải những biến chứng thường gặp trong thai kỳ như ù tai.

Biện pháp phòng ngừa ù tai
Một số thói quen sinh hoạt bị sai lệch có thể là nguyên nhân ù tai hoặc khiến tình trạng này ngày càng trầm trọng hơn, nên mẹ bầu cần lưu ý tránh như:
- Nếu có thói quen sử dụng tai nghe thì bạn nên ngừng lại và tốt nhất chỉ nên nghe nhạc bằng tai nghe ở mức không quá 60% âm lượng tối đa, không nghe liên tục quá 60 phút mỗi ngày.
- Không tự ngoáy tai bằng bất cứ thứ gì vì nó có thể ảnh hưởng tới thính lực và gây ra tình trạng ù tai, điếc tai.
- Không sử dụng điện thoại trong thời gian quá dài mỗi ngày, nên bật loa ngoài để nói chuyện thay vì áp vào tai theo cách thông thường.
- Nếu phải tiếp xúc với tiếng ồn lớn, nên sử dụng các thiết bị bảo vệ tai hoặc đơn giản hơn là nút bông bịt tai để tình trạng ù tai khi mang thai không tiến triển nặng thêm.
- Khi tắm nên hạn chế cho nước lọt vào tai vì nó có thể gây ẩm ướt dẫn dến nhiễm trùng, viêm nhiễm – nguyên nhân hàng đầu gây ù tai, giảm thính lực.
Nếu bạn thấy chứng ù tai khi mang thai không thuyên giảm hoặc gây khó chịu quá mức, bạn nên đến bệnh viện khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có cách can thiệp kịp thời.
Leave a reply