Chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với những người bị bệnh về bạch cầu. Mỗi dạng bệnh sẽ cần lưu ý về dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho người bệnh, vừa hỗ trợ quá trình điều trị. Với người bị bạch cầu tăng cao nên ăn gì để cải thiện tình trạng?
Bạch cầu tăng cao là bệnh gì?
Theo các chuyên gia nhận định, bạch cầu là một trong những thành phần chính trong máu. Với nhiệm vụ tăng cường sức đề kháng và chống lại các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là những căn bệnh về nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng.
Lượng bạch cầu bình thường của người khỏe mạnh là 4.000/ml – 8.000/ml. Nếu vượt quá ngưỡng 8.000/ml, bạn đang có lượng bạch cầu cao. Nguy hiểm hơn nếu trên 10.000/ml, nó sẽ dẫn đến một căn bệnh khác, có thể là ung thư mà mọi người hay gọi là bạch cầu mạn hay bạch cầu cấp.
Bạch cầu tăng là tăng số lượng tế bào bạch cầu so với mức bình thường. Mặc dù tăng lên nhiều, những không thể giúp cơ thể chống lại sự nhiễm khuẩn trùng bình thường, gây cản trở lưu thông máu và tác động vào một số chức năng quan trọng bao gồm việc sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh.
Nguyên nhân làm bạch cầu tăng cao
Bạch cầu giúp chống lại sự xâm nhập và tấn công của các vi khuẩn gây hại, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố làm gia tăng số lượng bạch cầu trong máu, có thể bạn sẽ bắt gặp một số nguyên nhân dưới đây:
- Di truyền: Nếu thành viên trong gia đình bạn có bạch cầu tăng cao, khả năng bạn sẽ bị nhiễm bệnh khá cao
- Rối loạn di truyền: Những căn bệnh như Down, Fanconi, hội chứng Bloom,,…
- Do nhiễm trùng: Đây được xem là nguyên nhân chính của bệnh tăng bạch cầu cao. Khi cơ thể bị nhiễm trùng và đột ngột gia tăng bạch cầu để bảo vệ cơ thể.
- Điều trị ung thư: Đây là yếu tố gây bệnh bạch cầu tăng cao. Khi hóa trị hoặc xạ trị khiến bạch cầu tăng cầu.
Ngoài ra, còn có những yếu tố khác như sử dụng thuốc lá, làm việc trong môi trường bức xạ, tiếp xúc nhiều hóa chất nguy hiểm,…

Người bị bạch cầu tăng cao nên ăn gì?
Để duy trì số lượng bạch cầu khỏe mạnh và đảm bảo sức khỏe tổng thể, chúng ta nên chọn những loại thực phẩm có liên quan tới việc sản xuất tế bào bạch cầu:
Axit béo Omega-3
Các thực phẩm giàu axit béo Omega-3 bao gồm: Cá hồi, cá trích, quả óc chó, hạt lanh… giúp chống lại nhiễm trùng và duy trì số lượng tế bào bạch cầu ổn định.
Củ cải
Trong củ cải chứa một lượng Fe khá lớn, kèm theo lượng vitamin và khoáng chất. Những chất này có tác dụng sản sinh ra hồng cầu, tăng cường hấp thụ và vận chuyển tối đa lượng oxy trong máu.
Củ dền
Là một trong những loại củ được biết đến có tác dụng tăng cường số lượng hồng cầu trong máu hiệu quả nhất. Bạn có thể chế biến đa dạng như nấu canh, nấu cháo hoặc làm nước ép.
Bí ngô
Đây là loại thực phẩm tăng cường lượng hồng cầu trong máu. Hơn nữa, trong bí ngô chứa nhiều vitamin A giúp cơ thể tạo ra protein và lượng tiểu cầu cần thiết. Bí ngô có thể dùng nấu canh, nấu sữa bí ngô hay nấu chè, nấu cháo,…
Các loại thịt đỏ
Những thực phẩm chứa nhiều chất sắt như thịt cừu, dê, lợn,… hỗ trợ quá trình tái tạo hồng cầu bị tổn thương trước đó và sản sinh tế bào hồng cầu mới.
Các loại hải sản
Hải sản được xem là dưỡng chất thiết yếu cần thiết cho cơ thể trong quá trình sản sinh hồng cầu. Với các loại hải sản như tôm, cua, hàu,…sẽ giúp bạn tăng lượng hồng cầu cho cơ thể.
Rau má
Loại rau có khả năng tái tạo tế bào hồng cầu bị tổn thương. Bạn có thế nấu canh, ăn sống hoặc ép lấy nước uống mỗi ngày.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Uống mỗi ngày từ 1.5 – 2 lít nước sẽ giúp cho chuyển hóa trong cơ thể bạn được diễn ra dễ dàng hơn.

Người bị bạch cầu tăng cao nên kiêng gì?
Việc lưu ý bạch cầu tăng cao nên ăn gì nhưng cùng với đó cũng phải biết người mắc bệnh này nên tránh những thực phẩm nào. Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm tốt thì người bệnh bạch cầu tăng cao cần lưu ý tránh các loại thực phẩm gây hại như:
Trà xanh
Ai cũng biết trà xanh có nhiều tác dụng chống oxy hóa, chống ung thư. Nhưng với người bị bạch cầu tăng cao thì trà xanh lại có thể gây hại do các chất trong trà xanh sẽ khiến quá trình sản sinh bạch cầu diễn ra nhanh hơn.
Vitamin C
Cũng giống như trà xanh, vitamin C chống oxy hóa, rất tốt cho người khỏe mạnh nhưng lại làm tăng nhanh quá trình sản sinh bạch cầu ở người bị bệnh bạch cầu tăng cao. Vì thế, bệnh nhân nên hạn chế các loại quả như: cam, chanh, bưởi, quýt,…
Sữa chua
Probiotic trong sữa chua có tác dụng giúp cải thiện và tăng cường số lượng tế bào bạch cầu trong máu. Điều này hoàn toàn không tốt với những người đang bị bệnh bạch cầu tăng cao.
Tỏi
Các chất trong tỏi có rất nhiều tác dụng trong việc chống lại mầm bệnh, tăng khả năng miễn dịch với người bình thường. Tuy nhiên, tỏi có giúp tăng số lượng bạch cầu trong máu nên cần tránh với người bệnh.
Như vậy, đối với người bị tăng bạch cầu nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp, nên ăn những thực phẩm cần thiết tốt cho sức khỏe. Hạn chế tối đa các thực phẩm gây hại khiến bệnh thêm trầm trọng. Bên cạnh đó, những người bị mắc bệnh nên đến bác sĩ để kiếm tra chính xác lượng bạch cầu trong cơ thể.