Bạch cầu (hay còn được biết đến với tên gọi là tế bào máu trắng) là một thành phần quan trọng trong máu để chống lại nhiễm trình. Vì thế, nồng độ bạch cầu trong máu tăng cao rất có thể đại diện cho vấn đề bất thường của cơ thể.
Bạch cầu tăng là gì?
Bạch cầu là một thành phần rất quan trọng trong máu của con người. Bạch cầu có nhiệm vụ tăng cường sức đề kháng của cơ thể với các tác nhân gây bệnh tật, nhất là các bệnh nhiễm trùng, kể cả nhiễm ký sinh trùng. Thông thường bạch cầu dao động trong khoảng 4.000-8.000/ml. Nếu trên 8.000/ml là bạch cầu cao.
Bạch cầu tăng cao là bệnh gì?
Bạch cầu là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng và các bệnh. Tăng bạch cầu là gia tăng các tế bào bạch cầu trong máu giúp cơ thể chống lại bệnh. Thông thường ở người lớn số lượng bạch cầu lớn hơn 11000/1 micro lít máu thì được xem là tăng bạch cầu. Tăng bạch cầu trong máu còn gọi là chứng bạch cầu tăng.
Tăng bạch cầu có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, nhưng đôi khi bạch cầu cũng tăng sau khi tập luyện hay hoạt động thể lực nặng, cơn động kinh, căng thẳng, mang thai, gây mê, dùng thuốc epinephrine,tuy nhiên đối với các nhóm nguyên nhân này, số lượng bạch cầu thường không tăng quá cao. Bạch cầu có 05 loại chính: neutrophil, lymphocyte, monocyte, eosinophil, basophil.
Nguyên nhân gây bệnh
Dưới đây là những nguyên nhân khiến cho bạch cầu tăng cao:
- Yếu tố di truyền: Khi trong gia đình bạn có người bị mắc bệnh bạch cầu tăng cao thì khả năng mắc bệnh bạch cầu tăng cao của bạn cũng cao hơn sơ với người bình thường.
- Rối loạn di truyền: Đây cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng bạch cầu tăng cao. Hội chứng Bloom, Wiskott Aldrich, hội chứng down… là những yếu tố gây nên tình trạng bạch cầu tăng cao.
- Do điều trị bệnh ung thư: Việc thực hiện một số hóa trị, xạ trị trong điều trị bệnh ung thư cũng là 1 trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng tăng bạch hầu.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu
Dưới đây là một số yếu tố gây tăng nguy cơ phát triển tình trạng bạch cầu tăng:
- Bức xạ ion hóa nhân tạo.
- Tình trạng nhiễm virus, như virus T-lymphotropic ở người (HTLV-1) và hay virus HIV.
- Tiếp xúc với benzen và một số hóa dầu.
- Bệnh nhân đã từng điều trị một bệnh ung thư khác.
- Tiếp xúc quá nhiều với thuốc nhuộm tóc.
- Thường xuyên hút thuốc lá.

Dấu hiệu cảnh báo bạch cầu cao
Một số dấu hiệu thường gặp của tình trạng tăng bạch cầu:
Tùy vào mức độ bạch cầu tăng mà người bệnh sẽ có những dấu hiệu như:
- Thường xuyên bị mệt mỏi, luôn có cảm giác khó chịu trong người.
- Tụt cân mà không rõ nguyên nhân.
- Bệnh nhân có thể sốt.
- Nhiễm trùng.
- Cảm thấy khó thở, yếu cơ.
- Chảy máu cam không rõ nguyên nhân.
- Những vết thương trên cơ thể thường khó lành.
- Rất dễ bị chảy máu, hay bị bầm tím và thường ra nhiều mồ hôi vào ban đêm.
- Xuất hiện tình trạng nổi mề đay, ngứa ngáy.
Cách xác định chính xác nhất xem bạn có bị bạch cầu cao hay không là đi xét nghiệm máu. Việc xét nghiệm sẽ giúp loại trừ những trường hợp nguy hiểm hơn như ung thư máu…
Bạch cầu tăng có đáng lo ngại không?
Trong trường hợp bạch cầu được sản sinh quá mức sẽ lấn át sự tạo mới của hồng cầu sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu. Khi hồng cầu bị phá hủy sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu nặng và nếu không được phát hiện kịp thời, người bệnh sẽ gặp phải những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí là có nguy cơ tử vong cao.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, bạch cầu tăng cao rất nguy hiểm, nếu do bệnh lý nhiễm trùng và các bệnh lý khác, nó sẽ càng trở nên nguy hiểm hơn nếu không được điều trị kịp thời.
Làm sao để biết số lượng bạch cầu cao hay thấp
Phương pháp nhanh chóng và chính xác nhất để xác định số lượng bạch cầu để biết bạch cầu đang tăng cao hay đang bị giảm đi chính là xét nghiệm máu.
Để điều trị tình trạng này, các bác sĩ sẽ dựa vào những nguyên nhân gây tăng bạch cầu để đưa ra những chỉ định điều trị thích hợp cho người bệnh.
Biện pháp thông thường để điều trị tình trạng này là sử dụng các loại kháng sinh để diệt vi trùng, hoặc các loại thuốc tiêu diệt ký sinh trùng đường ruột.
Bác sĩ cũng có thể chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ hay dẫn lưu các ổ nhiễm trùng.
Một số trường hợp sẽ phải sử dụng một số loại thuốc chống ung thư, hoặc tiến hành ghép tủy nếu bệnh nhân bị bệnh bạch cầu.
Cách điều trị bệnh bạch cầu tăng cao
Cách điều trị tình trạng bạch cầu cao phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Những phương pháp đó có thể là:
- Dùng kháng sinh và kháng viêm để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm.
- Thuốc kháng histamine và thuốc hít để kiểm soát phản ứng dị ứng.
- Liệu pháp điều trị tình trạng căng thẳng, lo lắng.
- Điều trị tình trạng bệnh ác tính nếu có.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán dạng bệnh tăng bạch cầu mà bạn đang gặp để đề xuất phác đồ điều trị. Điều bạn cần làm là hợp tác với bác sĩ và tuân thủ nghiêm túc chỉ định trong suốt thời gian điều trị bệnh.

Chế độ dinh dưỡng đối với người bị bạch cầu cao
Chế độ ăn hằng ngày cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ bạch cầu tăng cao. Cụ thể, bệnh nhân bị bạch cầu cao có thể lựa chọn những thực phẩm đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, cung cấp đầy đủ năng lượng và linh hoạt trong thay đổi thực hiện sẽ góp phần giúp bệnh nhân có thể chất tốt:
- Củ dền: Có tác dụng tăng cường hồng cầu trong máu hiệu quả nhất. Có thể dùng củ dền nấu canh, nấu cháo hoặc ép lấy nước uống.
- Rau má: Giúp tái tạo những tế bào hồng cầu bị tổn thương. Bạn có thể nấu canh và ép lấy nước uống mỗi ngày.
- Bí ngô: Giúp tăng cường hồng cầu trong máu. Bên cạnh đó, bí ngô cũng chứa nhiều Vitamin tạo ra lượng protein, lượng tiểu cầu cần thiết cho cơ thể.
- Củ cải: Trong củ cải có chứa nhiều sắt, vitamin, khoáng chất có tác dụng sản sinh ra hồng cầu.
Ngoài ra bạn có thể bổ sung thêm các loại hạt, các loại thịt đỏ, Các loại hải sản để đẩy nhanh quá trình tăng hồng cầu trong máu.
Cách phòng ngừa tình trạng bạch cầu tăng cao
Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh là tránh hoặc giảm thiểu tối đa các yếu tố nguy cơ khiến bạch cầu tăng cao. Những điều này bao gồm:
Để phòng ngừa tình trạng bạch cầu tăng cao, bạn hãy thực hiện những lưu ý dưới đây:
- Duy trì lối sống lành mạnh, rửa tay thường xuyên để tránh nhiễm trùng hoặc các bệnh do ký sinh trùng.
- Bỏ hút thuốc lá.
- Uống thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ khi đang điều trị tình trạng viêm nhiễm nào đó.
- Cố gắng giảm thiểu căng thẳng trong cuộc sống và luôn cân bằng cảm xúc của bản thân.
- Hạn chế tiếp xúc với những yếu tố khiến bạn bị dị ứng.
Bạch cầu tăng cao có thể chỉ là cảnh báo tình trạng nhiễm khuẩn tuy nhiên cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy khi phát hiện các dấu hiệu cảnh báo bạn cần đến bệnh viện để khám và tìm nguyên nhân cũng như có phương pháp điều trị phù hợp.