Bại não là một tình trạng bệnh lý về thần kinh nặng nề do não bộ bị tổn thương, bệnh để lại di chứng suốt đời, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bại não là gì?
Bại não (Cerebral Palsy) là bệnh khiến cho não bộ bị tổn thương, chậm phát triển. Làm rối loạn vận động cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến thính giác, thị giác, tứ chi của trẻ.
Bệnh thường xảy ra trước khi sinh, trong khi sinh và sau sinh. Bệnh làm cho một phần hoặc nhiều phần của não bộ bị tổn thương, dẫn đến tình trạng mất kiểm soát không điều khiển được tứ chi, nhiều trường hợp nặng có thể bị tê liệt toàn thân.
Do vậy bệnh gây ra hậu quả nặng nề trong suốt quãng đời còn lại của người bệnh, cũng như cả người thân trong gia đình. Do mất ý thức, giác quan, tàn tật,..
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng bại não
Bại não có thể do sự phát triển bất thường ở não hoặc một tổn thương xảy ra trên một não bộ đang phát triển. Điều này thường xảy ra trong giai đoạn bào thai nhưng nó có thể xảy ra trong lúc sinh hoặc trong giai đoạn sơ sinh. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân không được xác định. Nhiều yếu tố có thể dẫn đến các vấn đề về phát triển não bộ bao gồm:
- Đột biến gen dẫn đến rối loạn di truyền hoặc bất thường phát triển não bộ.
- Nhiễm trùng ở mẹ ảnh hưởng đến thai nhi đang phát triển.
- Đột quỵ ở thai nhi, sự gián đoạn cung cấp máu cho não thai nhi đang phát triển.
- Xuất huyết não khi còn trong bụng mẹ hoặc ở trẻ sơ sinh.
- Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh gây viêm não hoặc các mô xung quanh não.
- Chấn thương đầu ở trẻ sơ sinh, chẳng hạn như do tai nạn xe cơ giới, ngã hoặc bị lạm dụng thể chất.
- Thiếu oxy não ở trẻ lúc sanh liên quan đến tình trạng chuyển dạ hoặc sinh khó.

Triệu chứng chứng khi bị bại não
- Khi đẻ ra không khóc ngay hoặc khóc yếu.
- Sau khi sinh thường mềm nhão, không vận động.
- Đầu rũ xuống, không ngẩng lên được.
- Khó bế ẵm, tắm rửa, thay quần áo cho trẻ vì người trẻ cứng đờ.
- Co giật: Bất tỉnh, sùi bọt mép.
- Chậm biết giữ đầu cổ, chậm biết lẫy, ngồi, bò…
- Có khiếm khuyết về sử dụng bàn tay trong cầm nắm và thực hiện các hoạt động.
- Không nhận biết mẹ hoặc những người thân, chậm kỹ năng giao tiếp sớm.
- Không quay đầu đáp ứng với âm thanh, đồ chơi có màu sắc, không nhìn vào mặt mẹ, người thân.
- Không biết hóng chuyện, biểu lộ tình cảm, không quay đầu theo tiếng động.
- Không thể hiện nét mặt, không dùng mắt để thể hiện vui thích.
- Mút, bú khó khăn, hay sặc sữa.
- Hay chảy rãi, khò khè, tăng tiết dịch mũi họng….
- Có rối loạn cảm giác nông như nóng, lạnh, đau.
- Các biểu hiện khác: Lác mắt, sụp mi, giảm, mất khả năng nhìn, nghe kém, méo miệng…
Biến chứng của bệnh bại não
Bại não thường gây ra những biến chứng, có ảnh hưởng đến chất lượng sống suốt quãng thời gian sau này của trẻ từ nhỏ đến lớn. Ví dụ như:
Co rút cơ
Đây là một biến chứng phổ biến rất thường gặp ở người bị bệnh, các cơ bắp bị co rút và ngắn lại dẫn đến căng cơ.
Tình trạng cơ bị co rút sẽ làm chậm sự phát triển của xương, làm xương bị biến dạng, dễ bị bán trật khớp hoặc trật khớp.
Lão hóa sớm
Lão hóa sớm cũng là biến chứng thường gặp ở người bị bệnh. Thông thường những người ở trong khoảng 40 tuổi khi bị bệnh sẽ gặp tình trạng cơ thể bị lão hóa sớm.
Suy dinh dưỡng
Những biến chứng gây khó khăn trong việc ăn uống và nuốt sẽ dẫn đến trẻ không hấp thụ được nhiều thức ăn, gây tình trạng suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển, tăng trưởng của xương, đối với một số trường hợp trẻ phải cần đến ống nuôi ăn, để cung cấp dinh dưỡng.
Tinh thần không ổn định
Đây cũng là một biến chứng do bại não để lại. Tinh thần của người bị bệnh thường không ổn định, điển hình là thường xuyên mắc trầm cảm.
Do luôn cảm thấy bản thân bị cô lập và, xa lánh, khiến họ tự ti và sống khép mình, dần dần dẫn đến trầm cảm.
Bệnh tim và phổi
Những trẻ em khi bị bệnh thường sẽ hay bị các bệnh về hô hấp. Bên cạnh đó các khớp xương phải chịu áp lực do co rút cơ, dễ dẫn đến bị thoái hóa khớp và bị loãng xương, do phải dùng nhiều các loại thuốc chống động kinh.
Bệnh bại não được chẩn đoán bằng cách nào?
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bại não bằng cách: Hỏi bệnh sử toàn diện, khám, đánh giá các triệu chứng, kiểm tra về tâm thần kinh.
Một số xét nghiệm được chỉ định thêm. Ví dụ như là:
- Điện não đồ: Được sử dụng để đánh giá hoạt động điện của não. Xét nghiệm này được chỉ định khi con bạn có dấu hiệu co giật, động kinh.
- Cộng hưởng từ (MRI) não: MRI là kĩ thuật sử dụng năng lượng nam châm và sóng radio để tạo ra những hình ảnh của não. Nó có thể nhận diện được những bất thường hay tổn thương trong não.
- CT scan não: Xét nghiệm này tạo ra những hình ảnh cắt ngang, rõ nét về não. Nó cũng phát hiện những tổn thương trong não.
- Siêu âm: Đây là một phương pháp khá nhanh và rẻ tiền. Siêu âm sử dụng sóng âm tần số cao để tạo ra những hình ảnh cơ bản về não của trẻ.
- Xét nghiệm máu: Một số trường hợp được xét nghiệm máu để tìm những rối loạn đông máu.

Phương pháp điều trị bại não
Mục tiêu của điều trị là cải thiện những hạn chế của trẻ, ngăn ngừa các biến chứng. Điều trị có thể bao gồm hỗ trợ, thuốc và phẫu thuật.
Sử dụng thuốc
Các loại thuốc chống co giật và thuốc giãn cơ, cũng được sử dụng phổ biến cho những người bị bệnh, nhằm hạn chế được tối đa các biến chứng xấu của bệnh gây ra.
Phẫu thuật
Phẫu thuật chỉnh hỉnh có thể được dùng để giảm đau, cải thiện vận động cho trẻ. Nó cũng có thể cần để giải phóng sự căng cơ hoặc những biến dạng xương bất thường.
Cắt rễ thần kinh có chọn lọc có thể được khuyến cáo là giải pháp cuối cùng để giảm đau mãn tính hoặc co cứng. Phẫu thuật này liên quan đến việc cắt dây thần kinh gần gốc cột sống.
Hỗ trợ
Việc hỗ trợ các biến chứng của bệnh để lại cũng sẽ cải thiện được đáng kể tình trạng sức khỏe, cũng như giúp người bệnh có thể hòa nhập được với cuộc sống, Ví dụ như các phương pháp hỗ trợ sau:
- Tập đi bộ thường xuyên.
- Xe lăn.
- Sử dụng các loại đẹp để cố định các khớp.
- Sử dụng máy trợ thính.
- Đeo kính mắt hỗ trợ thị lực.
Bại não là một bệnh lý rối loạn vận động phức tạp. Bệnh để lại nhiều biến chứng và tàn tật cho. Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị sớm là vô cùng quan trọng.
Leave a reply