Các mẹ nên chuẩn bị cho mình đầy đủ kiến thức về các cơ quan hình thành và giúp bé phát triển để hiểu về cấu tạo cũng như cơ chế hoạt động. Từ đó có thể chăm sóc và giúp quá trình thai kỳ được mạnh khỏe hơn. Bánh nhau thai là cơ quan chỉ xuất hiện trong cơ thể phụ nữ khi mang thai, sau khi sinh xong, bánh nhau bong ra theo. Bánh nhau giúp mang dưỡng chất, oxy cho bé, lọc chất thải do bé thải ra và bảo vệ thai nhi.
Nhau thai có hình dạng như thế nào?
Nhau thai có hình tròn và bám vào thành tử cung. Trong thời kỳ mang thai do sự co bóp của nội mạc tử cung khiến cho nhau thai bị bong và lòi ra khỏi tử cung. Chính giữa của nhau thai dày còn ở ngoại vi thì mỏng. Phần bóng loáng đối diện với khoang ối gọi là mặt trong, cuống rốn là trung tâm. Trong cuống rốn có các mạch máu, được các nhung mao liên kết với nhau. Còn phần hơi gồ ghề bên kia được gọi là mặt ngoài, cũng là cấu tạo màng rụng bong tróc rách ra.
Cấu tạo của nhau thai
Bánh nhau thai, hay còn gọi là rau thai, có hình tròn, đường kính khoảng 15 cm, nặng 1/6 trọng lượng thai nhi (khoảng 400-500 gram), dày 2,5-3 cm, mỏng hơn ở ngoại vi. Mỗi bánh rau gồm 15-20 múi, giữa các múi rau là các rãnh nhỏ. Bánh rau thường bám vào đáy tử cung. Bánh rau hình thành do sự phát triển của màng rụng nền và màng đáy.
- Màng rụng ở vùng bánh rau có 3 lớp: Lớp đáy, lớp xốp, lớp đặc.
- Lớp xốp: Đây là đường bong sau khi sinh của rau.
- Trong lớp đặc có sản bào và hồ huyết.
Đại đa phần màng này rụng sau sinh và có chảy máu kèm theo.
Vị trí nhau có làm việc mang thai trở nên khác biệt hay không?
Đôi khi, có nhau thai mặt trước có thể khiến phụ nữ khó cảm nhận chuyển động của thai nhi. Trong một số trường hợp, nó có thể khiến cho bác sĩ sản khoa gặp khó khăn hơn trong việc phát hiện nhịp tim thai nhi.
Do vị trí của nhau thai trước mặt thai nhi, thai phụ có nhau thai phía trước có thể không cảm thấy chuyển động của thai nhi mạnh như người phụ nữ có nhau thai mặt sau, đặc biệt là ở những tháng đầu thai kì.
Trong trường hợp thai phụ cần chọc ối, nhau thai mặt trước có thể khiến bác sĩ khó thực hiện thủ thuật hơn. Chọc dò ối là một thủ thuật lấy mẫu nước ối bao quanh thai nhi. Bác sĩ sẽ phân tích nước ối để kiểm tra các dấu hiệu bất thường khi nghi ngờ có bệnh lý nghiêm trọng đối với sự phát triển của thai nhi.
Chức năng của nhau thai
- Cung cấp dưỡng chất cho thai nhi: Nhau thai giúp vận chuyển dinh dưỡng từ cơ thể mẹ tới bào thai. Đầu tiên, chất dinh dưỡng sẽ đi qua nhau thai, tới dây rốn rồi đi vào cơ thể thai nhi.
- Hoạt động như một bộ lọc: Thận và hệ thống tiết niệu của thai nhi vẫn còn rất yếu. Vì vậy, nhau thai hoạt động như một bộ lọc hoặc thận với chức năng lọc máu, phân tách các chất độc hại khác, đẩy nó ra ngoài qua hệ thống tiết niệu và bài tiết của người mẹ, bảo vệ sức khỏe của thai nhi.
- Hoạt động như phổi: Giống như thận, phổi của thai nhi cũng chưa hoàn thiện. Phổi chỉ bắt đầu hô hấp khi em bé chào đời. Trong thời kỳ em bé còn phát triển trong tử cung, nhau thai hoạt động như phổi, giúp cung cấp oxy cho thai nhi.
- Hỗ trợ bài tiết: Nhau thai đưa chất thải sinh học của thai nhi trở lại cơ thể người mẹ rồi thải ra ngoài qua đường nước tiểu.
- Phòng ngừa nhiễm trùng: Nhau thai tách máu của mẹ và bé riêng biệt, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng đối với cơ thể thai nhi.
- Điều chỉnh lượng đường trong máu: Nhau thai sản xuất nhiều hormone giữ cho lactose có trong rau thai kỳ. Nó giúp đảm bảo cơ thể người mẹ có đủ lượng đường trong máu để cung cấp cho bé một cách hiệu quả.
- Tiêu hóa thức ăn: Nhau thai có vai trò nghiền nát các hạt thức ăn mà người mẹ tiêu thụ để đưa chất dinh dưỡng đến cơ thể thai nhi một cách nhanh nhất.
- Đưa oxy vào cơ thể bé: Nhau thai giúp khuếch tán oxy vào máu, đưa tới hệ thống tuần hoàn của thai nhi, giúp bé nhận được oxy mà không hít phải nước ối trong bụng mẹ.
- Điều tiết hormone: Nhau thai tiết ra lượng lớn các hormone nữ như estrogen và progesterone để ngăn ngừa sự co thắt xảy ra ở tử cung trước khi em bé sẵn sàng chào đời. Đồng thời, nó cũng giúp các mô tử cung mềm hơn khi người mẹ chuẩn bị đến ngày sinh nở.
- Chuẩn bị cho em bé chào đời an toàn: Trong suốt thời kỳ mang thai, nhau thai liên tục di chuyển trong tử cung và không ngừng phát triển. Khi bắt đầu có thai, nhau thai thường nằm thấp nhưng dần dần bộ phận này sẽ di chuyển lên đỉnh tử cung để tạo điều kiện cho việc mở rộng dạ con, bảo vệ em bé an toàn cho đến thời điểm ra đời.
Nhau thai là một bộ phận không thể thiếu giúp duy trì sự sống của thai nhi, nhau thai còn đóng vai trò một lá chắn bảo vệ thai nhi. Để đảm bảo sức khỏe của mình và bé bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế có chất lượng. Điều chỉnh chế độ dinh và sinh hoạt khoa học phù hợp với trong quá trình mang thai.
Leave a reply