Bệnh AIDS là gì?
AIDS là viết tắt của từ Acquired Immunodeficiency Syndrome được hiểu là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
AIDS là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus gây suy giảm miễn dịch ở người bằng cách giết chết hoặc phá hủy các tế bào miễn dịch của cơ thể, cơ thể con người không thể chống lại bệnh này.
Những bệnh nhân bị AIDS có nguy cơ tử vong cao do những nhiễm trùng cơ hội gây ra nhiều biến chứng khó lường.
Nguyên nhân gây ra bệnh AIDS
Bệnh nhân bị nhiễm HIV trước đó từ các nguyên nhân như: Quan hệ tình dục không an toàn, sử dụng chung kim hoặc truyền máu bị nhiễm HIV, truyền từ mẹ sang con. Bệnh nhân sẽ chuyển sang giai đoạn AIDS khi hệ thống miễn dịch suy yếu tới mức không thể chống lại những nhiễm trùng thông thường. Giai đoạn AIDS sẽ diễn ra nhiều tháng hoặc nhiều năm sau khi bị nhiễm HIV.
Các nguyên nhân làm cho bệnh AIDS trở nên nặng hơn như sau:
- Uống thuốc không đúng liều và không đi tái khám thường xuyên.
- Ngừng dùng thuốc bởi khi bạn cảm thấy khỏe hơn.
- Sử dụng quá nhiều rượu hoặc sử dụng ma túy.
- Ăn các loại thực phẩm như trứng sống, hàu sống hoặc sữa chưa tiệt trùng (có chứa các vi khuẩn có hại).
Đến giai đoạn AIDS nghĩa là bệnh nhân đã trải qua 04 giai đoạn:
-
- Giai đoạn sơ nhiễm.
- Giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng.
- Giai đoạn liên quan đến AIDS.
- Giai đoạn bệnh AIDS.
AIDS là giai đoạn cuối của HIV. Để phát triển thành AIDS thì người bệnh là người đã nhiễm HIV trước đó. Nhưng không phải người nào bị nhiễm HIV cũng sẽ bị AIDS.
Sự tiến triển của AIDS
AIDS được hình thành do nhiễm HIV trong thời gian dài. Thông thường nếu bệnh được điều trị sớm và đáp ứng thuốc tốt thì bệnh nhân có thể duy trì HIV được lâu (có thể là suốt đời). Nếu ngược lại, bệnh sẽ trở nên trầm trọng, và chuyển sang AIDS.
Tuổi thọ sau khi chẩn đoán AIDS là khoảng 3 năm, có thể ngắn hơn nếu người bệnh mắc nhiễm trùng cơ hội nghiêm trọng. Tuy không có phương pháp điều trị đặc hiệu nhưng điều trị bằng thuốc kháng vi-rút có thể ngăn ngừa AIDS tiến triển.
Nếu đã bị AIDS, điều đó có nghĩa là hệ thống miễn dịch bị tổn hại nghiêm trọng. Nó đã suy yếu đến mức không thể chống lại hầu hết các bệnh nhiễm trùng. Điều đó làm cho người bệnh dễ bị một loạt các bệnh như viêm phổi, bệnh lao, nấm miệng, viêm màng não, ung thư Kaposi, ung thư hạch, …
Nhờ các phương pháp điều trị chống vi-rút được cải thiện hơn, hầu hết những người nhiễm HIV ngày nay không tiến triển thành AIDS. Nếu không được điều trị, HIV thường chuyển sang giai đoạn AIDS sau khoảng 10 năm.
Khi AIDS xảy ra, hệ thống miễn dịch đã bị tổn hại nghiêm trọng. Bạn sẽ có nhiều khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội hoặc ung thư cơ hội.
Các dấu hiệu và triệu chứng của một số bệnh nhiễm trùng có thể xảy ra bao gồm: Mồ hôi đêm, sốt tái phát, tiêu chảy mãn tính, những đốm trắng dai dẳng hoặc những tổn thương bất thường trên lưỡi hoặc trong miệng, mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân, giảm cân, da nổi mẩn đỏ.
Cách điều trị bệnh AIDS là gì?
Việc kiểm soát bệnh AIDS phụ thuộc rất nhiều vào việc kiểm soát được virus HIV gây bệnh. Hiện nay, các chuyên gia đã nghiên cứu và tạo ra phương thuốc kiểm soát sự phát triển của virus HIV nhưng vẫn chưa có cách nào chữa trị hoàn toàn virus này. Thông thường, nếu người nhiễm HIV được điều trị kịp thời vào thời gian đầu phát bệnh, họ có thể tiếp tục kéo dài sự sống.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh dùng một số loại thuốc kiểm soát những triệu chứng bệnh nhiễm trùng cơ hội và ung thư khác nhau.
Phòng ngừa HIV/AIDS
Không có vắc-xin để ngăn ngừa nhiễm HIV và không có thuốc chữa AIDS. Nhưng bạn có thể bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi bị nhiễm trùng bằng cách:
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục: Sử dụng bao cao su mới mỗi khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc âm đạo. Phụ nữ có thể sử dụng bao cao su nữ. Trong quan hệ tình dục bằng miệng, sử dụng bao cao su không cắt, hở hoặc tấm bảo vệ miệng – một miếng cao su y tế.
- Xem xét sử dụng thuốc Truvada: Thuốc emtricitabine – tenofovir (Truvada) có thể làm giảm nguy cơ nhiễm HIV lây truyền qua đường tình dục ở những người có nguy cơ rất cao. Bạn cần phải thực hiện nó mỗi ngày. Nó không ngăn ngừa các STI khác, vì vậy bạn vẫn cần quan hệ tình dục an toàn. Nếu bạn bị viêm gan B, bạn nên nhờ tư vấn của bác sĩ và làm kiểm tra chức năng gan trước khi bắt đầu trị liệu. Bạn cũng cần xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng thận trước khi dùng thuốc này.
- Nói với bạn tình nếu bạn bị nhiễm HIV: Điều quan trọng là nói với tất cả các bạn tình hiện tại và trong quá khứ nếu bạn bị nhiễm HIV. Họ cần phải được kiểm tra.
- Sử dụng bơm tiêm sạch: Nếu bạn sử dụng kim tiêm để tiêm thuốc, hãy đảm bảo rằng nó vô trùng và không dùng chung.
- Phụ nữ mang thai nhiễm HIV: Có thể truyền bệnh HIV cho con. Nhưng nếu được điều trị tốt trong thai kỳ, khả năng truyền bệnh sẽ giảm đáng kể.
- Cân nhắc cắt bao quy đầu nam giới: Có bằng chứng cho thấy cắt bao quy đầu ở nam giới có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm HIV.
Leave a reply