Bệnh bạch sản là những tổn thương xuất hiện dưới dạng mảng trắng xuất hiện trong niêm mạc miệng. Bệnh lý này thường không gây đau đớn nhưng có thể là nguyên nhân gây nên biến chứng nghiêm trọng.
Bạch sản là bệnh gì?
Bạch sản là hiện tượng xuất hiện những mảng dày màu trắng được hình thành ở mặt trong của gò má, nướu hoặc lưỡi, những mảng trắng này được tạo ra bởi sự tăng trưởng các tế bào quá mức và thường xuất hiện phổ biến ở những người hay hút thuốc lá.
Nguyên nhân gây bệnh
Một số nguyên nhân thông thường khác bao gồm:
- Chấn thương bên trong má, chẳng hạn như vết cắn.
- Răng không đồng đều.
- Răng giả, đặc biệt nếu lắp không đúng.
- Cơ thể bị viêm.
Bạn có thể có nguy cơ cao mắc tình trạng này nếu đang:
- Hút thuốc lá: Thói quen xấu này khiến bạn có nguy cơ cao mắc bệnh bạch sản và ung thư miệng
- Uống rượu kết hợp với hút thuốc.

Triệu chứng của bệnh bạch sản
Bệnh nhân bạch sản có các triệu chứng như sau:
- Màu trắng hoặc màu xám.
- Dày, cứng và nổi trên mặt da.
- Có lông (chỉ ở bạch sản lông).
- Xuất hiện thương tổn màu đỏ.
Hiếm khi những nốt này có màu đỏ. Màu đỏ có thể là dấu hiệu của ung thư.
Cách điều trị bệnh bạch sản
Mục tiêu chính của điều trị bạch sản là ngăn ngừa nó trở thành ung thư. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khỏe, việc điều trị là một thách thức và kết quả thường khác nhau ở mỗi người. Việc điều trị có thể giúp loại bỏ các tổn thương, nhưng nhiều người vẫn bị tái phát.
Điều trị bằng thuốc và sinh hoạt
- Điều trị các tác nhân gây nên các bệnh răng miệng, điều chỉnh răng giả về vị trí phù hợp, các miếng trám răng bất thường…
- Tránh hút hay nhai các sản phẩm có liên quan đến thuốc lá.
- Hạn chế tối đa các đồ uống có chứa cồn như rượu, bia,…
- Nếu sau khi đã loại bỏ các nguồn kích ứng nhưng không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định bôi thuốc lên các vết loét trắng hoặc thực hiện phẫu thuật để có thể loại bỏ hoàn toàn.
- Đối với bạch sản dạng lông, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng virus thông thường để các mảng bám biến mất.
Điều trị ngoại khoa
Bạn có thể được điều trị bằng một trong các phương pháp sau:
- Phẫu thuật: Giúp loại bỏ các mảng tổn thương, tuy nhiên, vẫn có 10 – 20% khả năng các tổn thương sẽ tái phát và 3 – 12% có nguy cơ phát triển ung thư ở những vùng được điều trị.
- Laser: Loại bỏ các tổn thương bằng tia laser.
- Liệu pháp quang động: Sử dụng thuốc điều trị ung thư kích hoạt bằng ánh sáng.
- Phương pháp áp lạnh: Sử dụng phương pháp đông lạnh để loại bỏ tổn thương.
- Đốt điện: Sử dụng kim đốt nóng bằng điện hoặc dụng cụ khác để loại bỏ tổn thương.

Cách phòng ngừa bệnh bạch sản
Để phòng ngừa bệnh bạch sản, cần lưu ý các phương pháp sau:
- Tránh hút thuốc lá để tránh các mầm mống gây bệnh.
- Tránh hoặc hạn chế sử dụng các thức uống có cồn. Khi kết hợp cả cồn và thuốc lá sẽ khiến các hóa chất độc hại trong thuốc lá dễ dàng thâm nhập vào các mô bên trong miệng.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi bởi trong chúng có chứa các chất oxy hóa làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Thường xuyên thăm khám bác sĩ để kịp thời phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị hiệu quả.
Bệnh bạch sản không gây hại tới sức khỏe, nhưng nếu chủ quan không điều trị kịp thời nó có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh khác. Vậy nên, hãy kiểm soát tốt và điều trị sớm để đạt được kết quả cao. Bên cạnh việc điều trị cần thay đổi thói quen sinh hoạt, vệ sinh răng miệng sạch sẽ để cải thiện tình trạng bệnh nhanh hơn.