Bệnh bạch tạng thường xảy ra ở người và động vật có xương sống. Những người mắc bệnh bạch tạng sở hữu mái tóc, màu da và mắt có màu nhạt hơn người bình thường, do quá trình rối loạn quá trình sinh tổng hợp lượng sắc tố melanin.
Bạch tạng là bệnh gì?
Bệnh bạch tạng xảy ra ở người và động vật có xương sống. Đây là một trong những chứng bệnh mang tính chất bẩm sinh do quá trình rối loạn quá trình sinh tổng hợp lượng sắc tố Melanin, vì vậy làm cho tóc, mắt và da của người bệnh có màu nhạt. Đặc biệt hơn da của người bạch tạng dễ mắc phải bệnh ung thư da, bỏng nắng. Những người mắc phải bệnh bạch tạng còn bị ảnh hưởng đến thị giác như sợ ánh sáng, giảm thị lực hay có thể bị rối loạn thị giác.
Bệnh bạch tạng là một nhóm các rối loạn di truyền hiếm gặp liên quan đến việc sản xuất ít hoặc không sản xuất huyết sắc tố melanin – một loại sắc tố do các tế bào hắc tố sản xuất, mang lại màu sắc cho da, tóc hoặc mắt.
Nguyên nhân gây bệnh
Đây là một bệnh di truyền bẩm sinh, theo nghiên cứu thì cứ 20.000 người thì sẽ có một người bị bạch tạng. Nguyên nhân dẫn đến bị bạch tạng là do khiếm khuyết trên bộ nhiễm sắc thể của người làm ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp Melanin.
Vậy nên nguyên nhân chính gây ra bệnh bạch tạng là do cơ thể không sản sinh ra Melanin, một chất quyết định sắc tố trên da người.
Do là rối loạn gen bẩm sinh, nên những trẻ em có bố hoặc mẹ bị bệnh thì sẽ có khả năng truyền bệnh rất cao.

Dấu hiệu của bệnh bạch tạng
Những dấu hiệu dễ nhận thấy trên da của người bệnh như:
Làn da: Đối với đa số người bệnh bạch tạng, màu da sẽ sáng hơn và dễ bị cháy khi đi dưới ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, đối với một số đối tượng có mức độ melanin tăng chậm, làn da lại bị sẫm màu theo thời gian và độ tuổi.
Khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, một số người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng như:
- Tàn nhang.
- Nốt ruồi, thường có màu hồng do số lượng sắc tố giảm.
- Các nốt sần giống những tàn nhang khổ lớn.
Tóc: Màu tóc có thể có màu trắng, nâu hoặc vàng tùy thuộc vào loại bạch tạng và khu vực địa lý. Ví dụ như những người gốc Phi hoặc Châu Á thường có mái tóc màu vàng, nâu hoặc đỏ.
Màu mắt: Do rối loạn sắc tố, những người bị bạch tạng còn có thể có màu mắt khác nhau, từ màu xanh nhạt đến nâu và có thể thay đổi theo tuổi tác.
Thị giác: Bất kể mức độ can thiệp vào quá trình sản xuất melanin như thế nào thì hệ thống thị giác cũng sẽ bị ảnh hưởng do melanin đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của võng mạc và các đường dẫn thần kinh thị giác từ mắt đến não. Sau đây là một số ảnh hưởng đến thị giác:
- Rung giật nhãn cầu.
- Lác mắt.
- Nhược thị.
- Cận, viễn hoặc loạn thị.
- Loạn thị gây mờ mắt.
- Định tuyến sai dây thần kinh thị giác.
- Mất khả năng nhìn một hướng hoặc di chuyển một hướng.
- Mù lòa hoàn toàn.
Biến chứng cần lưu ý ở người bệnh bạch tạng
Thiếu melanin sẽ gây ra mất sắc tố tự nhiên của da, dẫn đến việc da mất đi sự bảo vệ tự nhiên khỏi tia cực tím từ ánh nắng mặt trời.
- Ánh sáng mặt trời có khả năng gây tổn thương cho da dễ dàng hơn ở người bạch tạng. Do đó, nguy cơ cháy nắng và ung thư da sẽ tăng lên.
- Võng mạc hoặc khu vực nhạy cảm với ánh sáng ở phía sau mắt sẽ bị tổn thương do ánh sáng không được lọc qua mống mắt vì thiếu đi sắc tố bình thường.
- Đột biến gene cũng có thể khiến dây thần kinh thị giác trong mắt bị rối loạn chức năng do chúng phát triển không bình thường.
- Những người mắc hội chứng HPS có khả năng bị bệnh phổi hoặc chảy máu khó đông.

Các biện pháp đối phó
Vì nguyên nhân bệnh bạch tạng là do di truyền nên không có cách để chữa trị căn bệnh này. Người bệnh chỉ có thể điều trị tập trung để giảm nhẹ các triệu chứng và theo dõi những thay đổi trên cơ thể, ngăn cho các biến chứng nghiêm trọng xảy ra.
Bạn có thể đối phó với bệnh bạch tạng bằng các biện pháp dưới đây:
- Đeo kính thuốc bảo vệ mắt.
- Sử dụng kính đen để hạn chế tác động từ ánh nắng mặt trời.
- Mặc quần áo kín có khả năng chống tia UV.
- Phẫu thuật mắt để khắc phục tình trạng rung giật của mắt.
- Khám mắt định kỳ.
- Theo dõi làn da và mặc quần áo che phủ, bảo vệ da khỏi tia UV.
- Áp dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) ít nhất là 30 hằng ngày.
Bệnh bạch tạng là một bệnh da lành tính, không ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe chung nhưng làm mất thẩm mỹ, có thể gây mặc cảm xã hội đau khổ cho người mắc bệnh. Nhưng khi những biến chứng trở nên nặng nề có thể gây mù lòa. Bạn nên chủ động đi thăm khám thường xuyên để nắm bắt tình trạng sức khỏe để can thiệp kịp thời cải thiện thị giác. Kết hợp với việc ăn uống và các biện pháp bảo vệ mắt hàng ngày để đôi mắt luôn luôn khỏe mạnh bạn nhé!