Chàm da tay là bệnh gì?
Bệnh chàm bàn tay là một loại bệnh thường gặp của chàm khô, xảy ra khi tay thường xuyên phải tiếp xúc lâu với các chất dễ gây kích ứng da như xà phòng, hóa chất, mỹ phẩm,… Điều này làm cho lớp sừng của da bị tổn hại, mất đi lớp hàng rào để bảo vệ cho da, là cơ sở để dị nguyên xâm nhập và gây ra những tổn thương dạng chàm, điển hình là bong tróc, dày sừng, khô ráp,…
Bệnh chàm ở tay tương đối lành tính và không gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, bệnh có khả năng tái phát nhiều lần, phát triển thành bệnh mãn tính và tình trạng ngứa ngáy kéo dài. Vì vậy người bệnh cần chủ động điều trị bệnh càng sớm càng tốt để tay có thể thoải mái làm việc trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Nguyên nhân gây bệnh chàm da tay
Chàm tay có cơ chế hoạt động rất phức tạp. Vì thế mà cho đến nay vẫn chưa có kết luận cụ thể nào về nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên, qua các thống kê của những trường hợp mắc bệnh, các bác sĩ da liễu cho thấy bệnh có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Yếu tố di truyền: Người bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh chàm cao hơn nếu như người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh.
- Rối loạn quá trình trao đổi chất: Quá trình trao đổi chất ảnh hưởng đến mọi cơ quan và cơ chế hoạt động trong cơ thể. Nếu quá trình này bị rối loạn thì lớp màng lipid trên da sẽ bị suy yếu, làm cho cơ thể bị mất nước và dẫn đến nguy cơ mắc bệnh.
- Yếu tố thời tiết: Bệnh thường phát triển mạnh mẽ vào mùa đông do thời tiết lạnh làm da bị khô và dễ mất nước.
- Tiếp xúc với dị nguyên: Đa số các trường hợp mắc bệnh đều là do để tay tiếp xúc lâu dài với các chất kích ứng như hóa chất, xà phòng, mỹ phẩm, dung môi công nghiệp,…
- Nhiễm nấm: Tay là nơi có vị trí dễ nhiễm nấm nhất do có hoạt động bài tiết dầu và mật độ tiếp xúc cao, làm suy giảm hàng rào bảo vệ khiến cho da bị khô và kích thích bệnh chàm bùng phát.
- Các yếu tố khác: Một số nhân tố như ô nhiễm môi trường, tâm lý không ổn định, vệ sinh da kém, rối loạn nội tiết,… cũng làm cho người bệnh mắc bệnh chàm và làm suy giảm khả năng của hệ miễn dịch.
Triệu chứng bênh chàn bàn tay
ột số dấu hiệu đặc trưng của bệnh mà bạn có thể nhận biết như:
- Da hồng hoặc đỏ.
- Tay thường bị ngứa và đau âm ỉ.
- Nổi nốt mụn nước mọc rải rác và tập trung ở rìa ngón tay hoặc kẽ tay.
- Đóng vảy.
- Da càng khô và bong tróc
- Da mỏng, dát đỏ và nhẵn bóng.
- Da nhiễm cộm, dày sừng và hình thành nên các vết nứt hoặc vết hằn.
- Trong một số trường hợp, da tay có thể bị ăn mòn và gây tổn hại cho móng.
Biện pháp điều trị bệnh chàm bàn tay
Điều trị bằng thuốc
Khi bệnh có chuyển biến nặng hơn thì bạn nên tìm đến một số loại thuốc chuyên sâu để điều trị và ngăn ngừa biến chứng của bệnh:
- Thuốc bôi ngoài da: Kem dưỡng ẩm, thuốc bôi chứa corticoid, thuốc kháng nấm, thuốc chứa axit salicylic, dung dịch sát trùng,…
- Thuốc uống: Thuốc kháng sinh, corticoid đường uống, thuốc kháng sinh histamine H1,… Ngoài ra có thể sử dụng kết hợp cả thuốc uống lẫn thuốc bôi.
Điều trị bằng phương pháp dân gian
Phương pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp da bị tổn thương nhẹ và ít ngứa. Một số mẹo dân gian như:
- Dầu dừa: Có chứa vitamin E nên khả năng dưỡng ẩm tốt, hạn chế khô da và nứt nẻ. Có thể sử dụng dầu dừa thay cho kem dưỡng ẩm hằng ngày.
- Lá ổi: Có tác dụng khử trùng, khử khuẩn, làm sạch da, giảm triệu chứng ngứa.
- Lá trà xanh: Có chứa hoạt chất Epigallocatechin gallate (EGCG) có tác dụng làm sạch da, làm chậm quá trình lão hóa và tái tạo lại vùng da bị chàm.
Phương pháp phòng ngừa bệnh chàm da tay
Để phòng ngừa bệnh chàm da tay, bệnh nhân cần thực hiện một số lưu ý sau:
- Hạn chế tiếp xúc với những yếu tố nguy cơ lây bệnh.
- Những yếu tố có nguy cơ gây dị ứng như khói bụi, nấm mốc, phấn hoa,…
- Một số thực phẩm dễ gây dị ứng như sữa, hải sản,… những trường hợp đã từng bị dị ứng thì càng phải cẩn trọng hơn.
- Không mặc những trang phục được làm từ loại vải dễ gây ngứa như len, dạ, thô,…
- Không nên suy nghĩ quá nhiều, tránh tình trạng căng thẳng kéo dài.
- Hạn chế tiếp xúc với xà phòng hay các loại hóa chất tẩy rửa.
- Không tiếp xúc với chó, mèo,… vì lông của chúng có thể gây kích thích triệu chứng bệnh chàm.
- Tránh tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao.
- Chăm sóc làn da đúng cách.
Chàm bàn tay tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng nó lại ảnh hưởng về tính thẩm mỹ cũng như tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh.