Bệnh chốc lở là một loại bệnh nhiễm trùng da do cầu khuẩn gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi bị chốc lở, vùng da bị nhiễm trùng sẽ xuất hiện bóng nước, rộp đỏ và khi vỡ ra sẽ tạo thành các vết loét.
Chốc lở là bệnh gì?
Bệnh chốc lở (impetigo) là một nhiễm trùng da thường gặp và rất dễ lây lan. Đặc trưng của bệnh là những nốt mụn mủ, bọng nước và các vết trợt đóng vảy tiết màu mật ong. Những vị trí thường gặp vết chốc lở nhất là mặt, cánh tay và chân.
Thông thường có 3 loại chốc lở sau:
- Chốc không có bọng nước: Là dạng chốc lây ở trẻ phổ biến nhất, hình thành nên các vết lở và những bóng nước nhỏ, nguyên nhân có thể do cả khuẩn liên cầu và tụ cầu.
- Chốc bọng nước: Là dạng chốc lở ngoài da ở trẻ em tiến triển nặng và có thể hình thành nên các bóng nước lớn như bị phỏng, bên trong có mủ và có thể bị vỡ bất cứ lúc nào.
- Chốc loét: Dạng nặng nhất của bệnh chốc lây, do vi khuẩn xâm nhập vào lớp sâu của da, có thể do khuẩn liên cầu, tụ cầu hoặc cả hai gây ra.
Nguyên nhân gây bệnh
- Chốc lở do di truyền.
- Chốc lở do tiếp xúc.
- Chốc lở do tiết bã.
- Chốc lở do dùng tã.
- Do tụ cầu vàng, liên cầu hoặc phối hợp cả hai.
Yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh bệnh chốc lở
- Độ tuổi: trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao bị chốc.
- Thời tiết nóng ẩm, đặc biệt là vào mùa hè.
- Điều kiện vệ sinh kém, môi trường sống ẩm ướt, không thoáng mát.
- Có bệnh da phối hợp như:chấy rận, ghẻ, côn trùng cắn, viêm da cơ địa.

Triệu chứng của bệnh chốc lở
- Trẻ có thể sốt, mệt mỏi, nổi hạch.
- Dát hồng trên da của trẻ.
- Vết xước đóng vảy tiết màu vàng mật ong.
- Ngứa nhẹ.
- Bọng nước có đặc tính dễ vỡ trong 1 đến 3 ngày, nông và có dịch vàng trong.
- Rát đỏ ẩm ướt, khi lành không có sẹo.
Các biến chứng của chốc lở
- Sốt tinh hồng nhiệt (Scarlet fever).
- Hội chứng bong vảy da do tụ cầu.
- Viêm tủy xương.
- Nhiễm trùng huyết.
- Vảy nến thể giọt.
- Viêm quầng.
- Viêm mô bào.
- Hồng ban đa dạng.
- Mày đay.
Cách chăm sóc trẻ bị chốc tại nhà
Ngoài việc tuân thủ chỉ dẫn điều trị của bác sĩ, thực hiện một số lưu ý dưới đây có thể giúp bệnh chốc lây ở trẻ nhanh lành và ngăn ngừa lây lan nhiễm trùng:
- Nên che vết chốc lại để giúp cho các chất dịch từ bóng nước không thể lây lan vi khuẩn sang các phần các của cơ thể và người tiếp xúc với trẻ.
- Cho trẻ mặc quần áo vừa thoải mái, thoáng mát.
- Cắt móng tay thường xuyên cho trẻ để đảm bảo vi khuẩn không tụ dưới móng khi trẻ gãi, đồng thời hạn chế tổn thương da và gây vỡ bóng nước.
- Đối với trẻ nhỏ thì không mặc tã.
- Thường xuyên rửa tay cho trẻ với chất diệt khuẩn an toàn để ngăn ngừa sự tích tụ của khuẩn liên cầu và tụ cầu.
- Rửa vệ sinh vết loét một lần mỗi ngày với nước ấm.
- Nên giặt riêng đồ của trẻ và để trẻ ở trong nhà.

Cách phòng ngừa bệnh chốc lở
- Thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như: rau xanh, ngũ cốc, hoa quả,… giúp tăng sức đề kháng, giảm các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, tăng quá trình tái tạo da.
- Thực phẩm có khả năng kháng viêm như: gừng, mật ong, nước nha đam,…
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp thanh lọc.
- Không ăn đồ cứng, cay nóng, nhiều dầu mỡ vì cũng có thể làm tăng sự kích ứng cho da.
- Hạn chế đường – nguồn dinh dưỡng của vi khuẩn.
- Tránh chà xát, gãi dễ gây biến chứng.
- Tắm rửa thường xuyên cho trẻ bằng nước sạch để luôn giữ cho trẻ trong tình trạng vệ sinh sạch sẽ.
- Cắt tóc, cắt móng tay ngắn gọn để da không bị đọng chất tiết, mồ hôi dễ gây nhiễm trùng.
- Tránh ở lâu những nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng, để côn trùng đốt.
- Luôn để cơ thể trẻ được thoáng mát: Nơi ở rộng rãi, quần áo vải bông mỏng thoáng, thấm mồ hôi, tránh để hở da nhiều làm phát sinh bệnh và lây lan.
Chốc lở là bệnh khá phức tạp, gây nên những tổn thương da có tính chất lây lan. Bệnh không khó điều trị, nhưng cần sự kiên nhẫn và cẩn thận từ phụ huynh để tránh dẫn đến hậu họa khôn lường. Chúng ta hãy tập cho trẻ những thói quen sạch sẽ, tránh xa những tác nhân gây bệnh để sức khỏe trẻ luôn được ăn toàn. Việc chăm sóc và chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.