Gai xương là “sản phẩm lỗi” trong nỗ lực tự hàn gắn tổn thương ở khớp trên cơ thể. Những nhánh xương nhỏ này không chỉ gây đau đớn, mà còn có thể làm giảm khả năng vận động, khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc đi lại, phải chống nạng, ngồi xe lăn hoặc nhờ người thân giúp đỡ.
Gai xương là bệnh gì?
Bệnh gai xương là tình trạng khi có những phần cứng xuất phát từ xương. Hầu hết các gai xương không gây triệu chứng và làm chúng ta không để ý trong một thời gian dài đến khi có vấn đề gì đó xảy ra như bị chấn thương. Vài gai xương không gây đau, một số khác thì gây đau. Bệnh không cần phải điều trị trong tất cả các trường hợp, việc điều trị phụ thuộc vào phần xương nào có gai và bệnh gây triệu chứng thế nào.
Nguyên nhân gây bệnh gai xương
Lớp sụn khớp bị bào mòn sẽ làm lộ các đầu xương, khiến chúng trực tiếp cọ xát vào nhau mỗi khi cơ thể cử động, lâu ngày dẫn đến mất xương. Lúc này, cơ thể sẽ tự chữa lành thương tổn bằng cách thúc đẩy quá trình hình thành những đoạn xương mới tại đây. Tình trạng này thường có mối liên hệ mật thiết với các vấn đề như:
- Thoái hoá khớp.
- Viêm khớp.
- Chấn thương vật lý ảnh hưởng đến xương khớp.
Bên cạnh đó, một số yếu tố dưới đây cũng có khả năng góp phần phát triển gai xương, bao gồm:
- Lớn tuổi.
- Thừa cân, béo phì.
- Cong vẹo cột sống.
- Hoạt động không đúng tư thế.
- Tiền sử gãy xương.
- Thói quen đi giày không vừa chân.
- Di truyền.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết gai xương phát triển
Thực tế, bản thân gai xương khớp không gây đau. Thay vào đó, triệu chứng này chủ yếu là do các vấn đề liên quan (thoái hoá, viêm khớp…) dẫn đến.
Ngoài ra, kích thước của gai quá lớn cũng có nguy cơ kéo theo nhiều hệ luỵ khôn lường. Chẳng hạn như, trong trường hợp gai cột sống, các đoạn xương dư thừa phát triển quá mức sẽ chèn ép rễ thần kinh gần đó và gây đau ngứa, tê yếu hay châm chích ở một số bộ phận (tay, chân…) tuỳ vào dây thần kinh bị ảnh hưởng.
Mặt khác, tùy theo vị trí xuất hiện mà người bệnh cũng sẽ có những biểu hiện, vấn đề khác nhau, ví dụ như:
- Ở vai: Gân và dây chằng bị chèn ép, có thể gây viêm gân hoặc thậm chí là rách cơ chóp xoay vai.
- Ở đầu gối: Gặp khó khăn trong việc co, duỗi chân.
- Ở ngón tay: Có thể thấy rõ nốt sần (u) hình thành bên dưới da.
Chẩn đoán bệnh gai xương
Bệnh cạnh việc khám lâm sàng, bác sĩ có thể yêu cầu:
- Chụp X-quang: Cung cấp hình ảnh gai xương. Đây là phương pháp chuẩn đoán hình ảnh ban đầu.
- Chụp CT: Cung cấp hình ảnh giải phẫu xương chính xác.
- Chụp MRI: Đem đến hình ảnh chi tiết hơn về các mô mềm xung quanh xương.
- Đo điện cơ: Giúp phát hiện những tổn thương mà gai xương có thể gây ra cho dây thần kinh.
Biện pháp điều trị bệnh gai xương
Biện pháp dùng thuốc
Các gai ở xương khi không triệu chứng thì không cần thiết phải điều trị. Chỉ điều trị khi chúng gây nên những triệu chứng ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của người bệnh.
- Để giảm đau và giảm sưng viêm, bác sĩ sẽ chỉ định một trong những loại thuốc giảm đau sau đây:
- Acetaminophen (Paracetamol)
- Nhóm thuốc kháng viêm NSAIDs như: Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac,…
- Thuốc kháng viêm Corticoide như: Prednison, Prednisolon, Methylprednisolon,…
Những loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ, đặc biệt nếu bạn dùng chúng với liều lượng lớn hoặc trong thời gian dài. Nếu bạn đã dùng các loại thuốc này hơn một tháng, hãy hỏi bác sĩ xem bạn có thể thử một phương pháp điều trị khác hay không.
Biện pháp không dùng thuốc
Các liệu pháp điều trị gai xương khác, không dùng thuốc bao gồm:
- Nghỉ ngơi.
- Vật lý trị liệu để cải thiện sức mạnh của khớp và tăng cường vận động.
- Các biện pháp cơ học tại chỗ, chẳng hạn như nẹp chỉnh hình, hoặc chèn giày, và miếng đệm xương cục bộ
- Nếu những phương pháp điều trị này không hiệu quả hoặc việc thúc đẩy xương ảnh hưởng đến chuyển động của bạn, bạn có thể cần phẫu thuật để loại bỏ xương thừa.
Chú trọng nghỉ ngơi
Rèn luyện thể chất có thể giúp tăng cường sức mạnh cơ và cải thiện chức năng, tính linh hoạt của khớp nhưng vận động quá nhiều sẽ gây phản tác dụng. Vì vậy, bên cạnh việc luyện tập, bệnh nhân cũng nên chú trọng vấn đề nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian hồi phục. Hãy tham vấn cùng các bác sĩ để cùng xây dựng quy trình hoạt động – nghỉ ngơi xen kẽ hợp lý, từ đó nâng cao hiệu quả của phác đồ điều trị.

Chế độ sinh hoạt phù hợp bệnh gai xương
Mặc dù không thể ngăn ngừa gai xương hoàn toàn nhưng bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Luôn giữ tư thế đứng và ngồi tốt.
- Duy trì sức khỏe tốt.
- Chế độ ăn nhiều dinh dưỡng giúp giảm viêm và hỗ trợ sụn khớp.
- Duy trì cân nặng cơ thể phù hợp.
- Nghỉ ngơi điều độ.
- Mang giày vừa vặn và thoải mái.
- Ngăn ngừa chấn thương bằng cách khởi động và áp dụng kỹ thuật đúng khi tập thể dục thể thao.
Bệnh gai xương chính là một trong những dấu hiệu cảnh báo khớp đang bị thương tổn hoặc thoái hóa nghiêm trọng. Do đó, để kiểm soát tốt tình trạng này, trước tiên bệnh nhân cần điều trị hiệu quả nguyên nhân gốc. Ngoài ra, đừng quên áp dụng một lối sống lành mạnh để cải thiện chức năng vận động của khớp, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống thường ngày.
Leave a reply