Bệnh ghẻ là một bệnh da liễu khá phổ biến ở nước ta. Bệnh thường xuất hiện ở vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, điều kiện vệ sinh kém, thiếu nước sinh hoạt. Tuy không gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe nhưng nếu không nhận biết các dấu hiệu bệnh ghẻ sớm và không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng: nhiễm trùng, chàm hóa, viêm cầu thận cấp.
Ghẻ là bệnh gì?
Bệnh ghẻ là tình trạng ngứa da do một loại rệp nhỏ sarcoptes scabiei gây ra. Sau khi bám vào bề mặt da, rệp chui sâu vào trong để đẻ trứng, khiến vùng da đó ngứa dữ dội do cơ thể phản ứng dị ứng với tác nhân lạ. Rệp có thể sống trong da đến 2 tháng.
Ngoài ra, tình trạng ghẻ ngứa sẽ dữ dội hơn về đêm. Điều này có thể khiến người bị ghẻ gãi nhiều, từ đó dẫn đến các tình trạng xấu hơn như ghẻ lở, nhiễm trùng da.
Bệnh ghẻ được chia thành nhiều thể bệnh khác nhau
- Ghẻ giản đơn: Chỉ có đường hầm và mụn nước, ít có tổn thương thứ phát.
- Ghẻ nhiễm khuẩn: Có tổn thương của ghẻ và mụn mủ, do bội nhiễm liên cầu, tụ cầu, có thể gặp biến chứng viêm cầu thận cấp.
- Ghẻ biến chứng viêm da, eczema hoá: Do chà xát cào gãi lâu ngày, ngoài tổn thương ghẻ còn có các đám viêm da là các đám mảng đỏ da bề mặt có mụn nước, ngứa lâu ngày sẽ thành eczema hoá.
- Ghẻ nhiễm khuẩn có biến chứng viêm cầu thận cấp.
Nguyên nhân gây bệnh ghẻ
Bệnh do ghẻ cái gây nên là chủ yếu, cái ghẻ có 8 chân có kích thước nhỏ 0,3 mm mà bằng mắt thường không thể nhìn thấy được. Chúng thường đào sâu vào lớp sừng của da để đẻ trứng và gây nổi mụn nước, ngứa ở da.
Bệnh ghẻ lây do nằm chung giường, mặc quần áo chung, qua tiếp xúc da-da khi quan hệ tình dục nên có thể xếp vào nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD). Bệnh có thể xuất hiện thành ổ dịch ở các đơn vị tập thể như nhà trẻ, quân đội, vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, trại giam…

Triệu chứng của bệnh
- Ngứa dự dội đặc biệt là vào ban đêm.
- Luống vùng ghẻ dài từ 3 – 5mm ở vùng da mỏng.
- Lớp vảy thường xám, dày và hay vỡ vụn ra khi chạm vào.
- Vết loét, vết xước do chà xát có thể bội nhiễm chàm hóa mụn mủ.
Biến chứng
- Bội nhiễm da: Các tổn thương da trong bệnh ghẻ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh, trường hợp nặng có thể có nhiễm trùng lan tỏa và toàn thân.
- Chàm hóa: Do người bệnh ngứa, ngãi.
- Lichen hóa: Người bệnh bị dày da, thâm da do ngứa, gãi nhiều.
- Trẻ nhỏ có thể xuất hiện viêm cầu thận cấp, có thể tái phát nhiều lần, đặc biệt với trẻ bị ghẻ bội nhiễm.
Điều trị bệnh ghẻ
Các biện pháp điều trị bệnh ghẻ:
- Thuốc xịt trị ghẻ Spregal: Thuốc an toàn cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ, tuy nhiên khá đắt tiền.
- Điều trị triệu chứng: Chủ yếu là các thuốc điều trị ngứa: các thuốc thường dùng chủ yếu là các thuốc kháng histamin gây buồn ngủ như chlorpheniramin. thoa kem Steroid, thuốc mềm da,…
- Một số biện pháp khác: Có thể dùng vỏ cây ba chạc đen tắm hoặc dầu hạt máu chó.
Điều trị bằng phương pháp tự nhiên
Gel lô hội
Loại gel này biết đến với khả năng tự kích ứng da và giảm ngứa trong bệnh ghẻ. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy nha đam có tác dụng tương tự như Benzyl benzoate cũng có tác dụng trị bệnh ghẻ mà không có tác dụng phụ khi sự dụng.
Tinh dầu thảo dược
Tinh dầu đinh hương có chứa các hợp chất acaricidal đặc biệt có tác dụng diệt ve tự nhiên, nên có tác dụng con ghẻ. Trong một nghiên cứu được thực hiện để so sánh hiệu quả của tinh dầu để tiêu diệt bệnh ghẻ, đinh hương cho đến nay là hiệu quả nhất có thể tiêu diệt các cái ghẻ trong vòng 20 phút, khi sự dụng tại chỗ với nồng độ 1%.

Cách kiểm soát bệnh
- Dùng thuốc giúp giảm ngứa.
- Ngâm và làm mát da trong nước lạnh hoặc dùng khăn ướt lau các vùng bị kích thích trên da có thể giảm thiểu ngứa.
- Sử dụng kem dưỡng da dịu nhẹ. Bạn có thể dùng dưỡng da có chứa calamine để giảm kích ứng da.
- Sử dụng thuốc kháng histamine để giảm các triệu chứng dị ứng do ghẻ.
- Tắm sạch, lau khô trước khi bôi hay xịt các loại thuốc do bác sĩ chỉ định tùy tình trạng bệnh lý. Thoa, xịt thuốc toàn thân, từ cổ đến chân, tốt nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Quần áo, mùng, mền, chiếu, gối nên giặt tẩy thật sạch; có thể trụn nước sôi, phơi nắng cho thật khô, ủi nóng trước khi mặc… để diệt hết cái ghẻ và trứng, đề phòng tái nhiễm hoặc lây lan bệnh.
- Tránh dùng chung quần áo và các vật dụng cá nhân.
- Phải để thuốc tiếp xúc với da đủ thời gian. Đa số các thuốc được yêu cầu để tiếp xúc 24 giờ đối với người lớn, 12 giờ đối với trẻ em và phụ nữ mang thai; sau đó, tắm rửa sạch sẽ lại bằng xà phòng.
- Bệnh có thể tái phát từng đợt theo chu kỳ 3 tuần do trứng còn sống sót và phát triển thành cái ghẻ trưởng thành.
- Phải điều trị đồng thời cho tất cả mọi người cùng bị ngứa đang sinh hoạt, chung sống trong gia đình, lớp học, ký túc xá… tránh tình trạng tái lây nhiễm lẫn nhau.
Ghẻ ngứa chỉ đơn giản là một bệnh ngoài da do nhiễm ký sinh trùng cái ghẻ, rất hay lây, khó điều trị triệt để nhưng bệnh nhân và cả thầy thuốc cũng rất dễ không thừa nhận vì nhiều lý do. Bệnh có thể có biến chứng, ít gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Việc điều trị ghẻ ngứa thường khó khăn do ta dễ bỏ qua chẩn đoán, bệnh lại có nhiều đợt tái nhiễm liên tục rất dễ nhầm lẫn với những bệnh cảnh khác.