Hắc lào là một tình trạng nhiễm nấm khá phổ biến do nấm Tinera gây ra. Bệnh rất dễ lây lan và ai cũng có nguy cơ mắc bệnh này. Trong đó, trẻ em và người có hệ miễn dịch kém là những đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
Bệnh hắc lào là gì?
Hắc lào là bệnh nhiễm trùng da do nấm sợi (dermatophytosis). Đặc trưng của hắc lào là những tổn thương có hình tròn như đồng tiền, nên còn gọi là bệnh lác đồng tiền.
Tổn thương do hắc lào có thể gặp bất cứ vị trí nào trên da, nhưng thường gặp nhất là ở vùng kín (háng, bẹn), quanh thắt lưng, mông hoặc vùng có nếp gấp lớn khác. Ngoài ra, hắc lào còn có thể lan tới các bộ phận như: da đầu, bàn chân, móng tay…
Nguyên nhân gây bệnh hắc lào
Có nhiều nguyên nhân bị hắc lào mà bạn dễ dàng mắc phải trong sinh hoạt thường ngày.
- Tiếp xúc giữa người với người: Nấm hắc lào thường lây qua việc tiếp xúc trực tiếp với da của người mắc bệnh.
- Tiếp xúc với đất: Một số ít trường hợp, tác nhân gây bệnh hắc lào lây sang người sau khi có tiếp xúc với nguồn đất nhiễm nấm gây bệnh. Khả năng này dường như chỉ xảy ra khi bạn có tiếp xúc trong thời gian dài với nguồn đất có mầm bệnh.
- Tiếp xúc với đồ vật: Bạn có thể bị nhiễm nấm da sau khi tiếp xúc với các đồ vật hoặc bề mặt mà người/động vật nhiễm bệnh chạm vào gần đây, chẳng hạn như quần áo, khăn, ga giường, lược và bàn chải.
- Tiếp xúc giữa người với người: Nấm hắc lào thường lây qua việc tiếp xúc trực tiếp với da của người mắc bệnh.
- Tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh: Bạn có thể bị nhiễm nấm da sau khi chạm một con vật mang mầm bệnh. Các loài nấm da này có thể lây nhiễm sang người trong lúc vuốt ve, chải chuốt các loài vật nuôi như chó, mèo hay bò.
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh hắc lào
Bạn có thể nhận biết tình trạng nhiễm nấm da này qua các dấu hiệu và triệu chứng như:
- Xuất hiện một vùng da có dạng vòng tròn, đóng vảy, thường xuất hiện ở trên mông, thân mình, cánh tay và chân.
- Có thể gây ngứa.
- Vùng da bên trong vòng tròn khác biệt rõ ràng so với vùng da bình thường, có vảy mỏng, đôi khi có vết sưng đỏ.
- Các vùng da này lan rộng dần, vòng tròn dần rộng ra.
- Có mảng da ngứa, trơn láng.
- Các vòng tròn trên da này chồng chéo lên nhau.
Khi trên da xuất hiện mẩn đỏ và đóng vảy trên da, bệnh có thể lây truyền sang người khác. Việc cào hoặc gãi ngứa có thể gây ra tình trạng sưng, chảy nước và tạo điều kiện cho nhiễm trùng nặng hơn.

Các điều kiện thuận lợi làm tăng nguy cơ mắc bệnh hắc lào
Môi trường phát triển ưa thích nhất của nấm là nóng và ẩm. Vì vậy, nguy cơ hắc lào sẽ tăng lên ở những điều kiện:
- Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thường xuyên ra nhiều mồ hôi.
- Da bị xây sát hoặc thường xuyên trong tình trạng khô nứt, rối loạn cấu tạo lớp keratin.
- Rối loạn nội tiết, suy giảm miễn dịch, dùng kháng sinh lâu ngày, dùng thuốc ức chế miễn dịch.
- Tiếp xúc gần với người hoặc động vật nhiễm bệnh.
- Sử dụng chung quần áo, khăn trải giường, khăn tắm với người bị nấm da.
- Tham gia các môn thể thao có tiếp xúc da trực tiếp với người khác, như đấu vật.
- Mặc quần áo bó sát hoặc hạn chế cử động.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu.
Biến chứng bệnh hắc lào
Các bệnh về da liễu thường dai dẳng, lâu khỏi, dễ tái phát và bệnh hắc lào cũng không ngoại lệ. Nếu không có phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời, căn bệnh này cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần, đời sống sinh hoạt hàng ngày hay có nguy cơ để lại cả những biến chứng như:
- Ảnh hưởng đến tinh thần và chất lượng cuộc sống: Các triệu chứng ngứa ngáy, sưng đỏ vô cùng khó chịu nhất là khi thời tiết nóng ẩm và cơ thể đổ mồ hôi khiến cho người bệnh mệt mỏi. Về lâu dài có nguy cơ dẫn đến trầm cảm.
- Làm mất vẻ thẩm mỹ của làn da: Hắc lào gây ra các vùng da viêm đỏ, sưng, tróc vẩy có thể để lại các vết thâm, sạm da hay sẹo khi khỏi bệnh gây mất thẩm mỹ cho làn da. Nếu không được điều trị dứt điểm còn có thể gây ra bệnh chàm.
- Hắc lào bội nhiễm và lan rộng trên da: Việc không vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thoa thuốc không đúng cách hay không tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ có thể làm lây lan sang các vị trí khác trên cơ thể, tăng kích thước vùng viêm nhiễm, chàm hóa hay thậm chí có nguy cơ cao lây nhiễm cho người khác.
- Một vài trường hợp có thể nhiễm trùng nặng do người bệnh có hệ miễn dịch kém như bệnh nhân HIV/AIDS.

Cách điều trị bệnh hắc lào
Điều trị hắc lào tại nhà
Thường dụng các dạng thuốc bôi tại vùng da bị hắc lào như: ketoconazol, miconazol, clotrimazol,… những thuốc này có ưu điểm là không có màu, mũi thơm, không gây lột da, không gây sưng đau nhưng cũng có thể gây ra những dị ứng nhẹ, các dị ứng này sẽ hết sau khi ngừng thuốc.
Đối với điều trị toàn thân
- Thuốc điều trị kháng nấm như: Itraconazole, nizoral …
- Dùng thuốc kháng histamin để giúp bệnh nhân bị hắc lào giảm ngứa.
- Sử dụng kháng sinh điều trị nếu có bội nhiễm và theo chỉ định của bác sĩ.
Để tránh bệnh tái phát người bệnh hắc lào cần tuân thủ theo đúng liệu trình điều trị của bác sĩ.
Điều trị hắc lào bằng dược liệu thiên nhiên
Khi nghi ngờ mình bị bệnh hắc lào, bạn có thể áp dụng những cách chữa bệnh hắc lào tại nhà bằng dược liệu thiên nhiên để hạn chế lây lan sang những vùng cơ thể khác.
Tinh dầu bưởi
Các bác sĩ Đông y cho rằng tinh dầu bưởi có thể giúp ngăn ngừa bệnh hắc lào. Để chữa bệnh hắc lào tận gốc bằng tinh dầu bưởi, bạn hãy trộn 1 giọt tinh dầu với 1 muỗng nước sạch rồi thoa lên da 2 lần mỗi ngày.
Cách chữa bệnh hắc lào từ tinh dầu sả
Với tinh dầu sả, bạn không cần phải pha loãng mà có thể dùng trực tiếp. Bạn chỉ cần dùng tay hoặc dùng bông gòn thấm vài giọt tinh dầu sả rồi thoa nhẹ lên vùng da đang tổn thương, để khô tự nhiên. Áp dụng cách chữa bệnh hắc lào này khoảng 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi đạt được hiệu quả mong muốn.
Cách trị hắc lào nhanh nhất bằng giấm táo
Giấm táo đã được y học chứng minh là có khả năng chống lại một số loại nấm da. Để điều trị hắc lào bằng giấm táo, bạn hãy ngâm một miếng bông gòn vào giấm nguyên chất rồi lau lên vùng da bị nhiễm bệnh. Lặp lại đều đặn 3 lần/ ngày cho đến khi da khỏi hẳn.

Cách phòng ngừa bệnh hắc lào
Ngoài việc sử dụng thuốc trị lác đồng tiền, bạn nên chăm sóc vùng da bị ảnh hưởng tại nhà và thực hiện các khuyến cáo sau:
- Không dùng chung đồ với người bị bệnh.
- Không mặc đồ chật hay quần áo ẩm ướt.
- Không lạm dụng các loại sữa tắm và xà phòng tắm, lựa chọn sử dụng loại phù hợp với da của bản thân.
- Giặt quần áo và khăn trải giường, chăn, gối hàng ngày khi bị nấm da để giữ vệ sinh môi trường xung quanh.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, nhất là ở những vùng bị nhiễm nấm.
- Điều trị tất cả các vùng da bị nhiễm nấm để tránh tái phát.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ đặc biệt là các vitamin nhóm B.
- Có chế độ ăn uống, sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý.
- Điều trị triệt để các bệnh tự miễn hay các bệnh có liên quan đến sức đề kháng của cơ thể.
- Giữ cho vùng da nhiễm bệnh luôn được sạch sẽ và khô ráo. Lý do là vì vi khuẩn gây bệnh hắc lào sinh sôi và phát triển mạnh ở môi trường ẩm ướt.
- Vệ sinh sạch sẽ đối với các nguồn lây bệnh từ động vật như chó mèo, ngựa. Tránh tiếp xúc với vật nuôi nhiễm bệnh.
Bệnh hắc lào là bệnh lý lành tính của da, tuy không nguy hiểm tới sức khỏe nhưng bệnh nhưng gây bất tiện cho cuộc sống. Bệnh lây lan rất nhanh nếu bạn không chú trọng tới việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà cửa và những thói quen sinh hoạt thì nguy cơ mắc bệnh rất cao. Hãy tham khảo lý do gây bệnh và cách phòng ngừa trên để tránh xa căn bệnh hắc lào đáng ghét này nhé. Nếu bạn thấy có những bất thường biểu hiện trên da thì hãy đến ngay cơ sở y tế đáng tin cậy để được thăm khám và điều trị kịp thời.