Bướu giáp hạt là tình trạng các khối u xuất hiện trong tuyến giáp. Vì các khối u nhỏ và rải rác nên gọi là bướu giáp hạt. Tuyến giáp nằm ở cổ, là cơ quan thuộc hệ nội tiết và tạo ra hormone tuyến giáp giúp kiểm soát quá trình chuyển hóa chất.
Bướu hạt là bệnh gì?
Bướu giáp hạt là tình trạng các khối u xuất hiện trong tuyến giáp. Vì các khối u nhỏ và rải rác nên gọi là bướu giáp hạt.
Tuyến giáp nằm ở cổ, là cơ quan thuộc hệ nội tiết và tạo ra hormone tuyến giáp giúp kiểm soát quá trình chuyển hóa chất. Bướu giáp hạt là các khối u nổi trên tuyến giáp gọi là hạt giáp. Hạt giáp được tạo ra do nhiễm trùng. Hầu hết hạt giáp là u lành tính hoặc u nang chứa dịch, nhưng cũng có trường hợp đó là u ác tính.
Vì một số bướu giáp hạt có thể là ung thư tiềm ẩn nên tất cả các hạt giáp nên được kiểm tra.
Nguyên nhân gây bệnh bướu giáp hạt
Có nhiều nguyên nhân gây ra bướu giáp hạt, bao gồm:
- Thiếu iốt.
- Mô tuyến giáp phát triển nhanh bất bình thường.
- Nang giáp – một loại u lành tính – thường là kết quả của sự thoái hóa u tuyến tuyến giáp. Nang thường bao gồm cả thành phần đặc và dịch lỏng.
- Viêm giáp mạn, ví dụ viêm giáp Hashimoto.
- Bướu giáp đa nhân.
- Ung thư tuyến giáp.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bướu giáp hạt
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bệnh này, bao gồm:
- Lớn tuổi.
- Là nữ giới.
- Phơi nhiễm phóng xạ từ môi trường hoặc tiền căn xạ trị vùng đầu, cổ, ngực (đặc biệt khi còn nhỏ) – làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Thiếu iốt – có thể gây bướu giáp hạt hay không hạt.
- Bị viêm giáp Hashiomoto – có thể là nguyên nhân của suy giáp.
- Bố hoặc mẹ bị bướu giáp hạt.

Triệu chứng của bướu giáp hạt
Những triệu chứng của bướu giáp hạt bao gồm cảm nhận hoặc nhìn thấy một cục mềm, có thể không đau gần tuyến giáp ở cổ.
Hầu hết hạt giáp lành tính và là hạt lạnh (không hoạt động) không ảnh hưởng sức khỏe. Hạt nóng (hoạt động quá mức) có thể gây lo âu, đổ mồ hôi, sụt cân, đói, và run do tạo quá nhiều hormone tuyến giáp (cường giáp).
Trong một số trường hợp hạt giáp cứng phát triển nhanh chóng và khiến giọng nói thay đổi (khàn giọng) hoặc khó nuốt đều có nguy cơ gây ung thư và nên được cắt bỏ nhanh chóng.
Chẩn đoán bướu giáp hạt
Nếu nhận thấy các biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh bướu giáp hạt, bác sĩ có thể sẽ chỉ định một số kỹ thuật y tế sau để chẩn đoán bướu giáp hạt:
- Xét nghiệm máu: Kỹ thuật xét nghiệm máu để đánh giá chức năng tuyến giáp sẽ hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán bướu giáp hạt. Tuy nhiên, do phần lớn bướu giáp hạt là lành tính, do vậy chức năng giáp thường bình thường.
- Chụp X quang ngực: Một số trường hợp phát hiện bướu giáp hạt khi người bệnh chụp phim X-quang ngực hoặc cổ trong lúc khám tổng quát.
- Siêu âm tuyến giáp: Kỹ thuật siêu âm tuyến giáp là phương pháp sử dụng sóng âm thanh để ghi lại các hình ảnh ở bộ phận tuyến giáp. Do vậy, khi siêu âm tuyến giáp có thể chẩn đoán sự tồn tại và phát triển của bướu giáp hạt. Đồng thời, kỹ thuật siêu âm tuyến giáp còn có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bướu dạng đặc không.
- Xạ hình tuyến giáp: Xạ hình tuyến giáp là một xét nghiệm đặc biệt để tìm ra những bướu giáp hoạt động quá mức, khiến nội tiết tố sản xuất quá nhiều. Đồng thời, xét nghiệm này còn có thể xem xét cần phải điều trị hay không. Với xét nghiệm này bác sĩ sẽ kiểm tra qua mẫu mô được sinh thiết từ bướu giáp, sau đó khảo sát chúng dưới kính hiển vi để kết luận khối u có lành tính không.

Bệnh tuyến giáp điều trị như thế nào?
Tùy vào bệnh lý tuyến giáp mắc phải cũng như mức độ bệnh, phương pháp điều trị là khác nhau và đem lại hiệu quả khác nhau. Hai phương pháp chính trong điều trị bệnh lý tuyến giáp bao gồm:
Điều trị bằng thuốc
Khi bệnh nhân bị suy giáp, có thể dùng liệu pháp hormone thay thế để bổ sung lượng thiếu hụt. Ngược lại, bệnh nhân cường giáp được điều trị bằng các thuốc đặc hiệu có tác dụng kìm hãm quá trình sản xuất hormone tuyến giáp.
Ngoài ra, tùy vào biến chứng sức khỏe gặp phải ở bệnh nhân tuyến giáp mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc bổ sung, kiểm soát bệnh.
Phẫu thuật tuyến giáp
Phẫu thuật tuyến giáp thường áp dụng điều trị cho bệnh ung thư tuyến giáp, hạt giáp lớn, bướu ở tuyến giáp. Nếu cắt bỏ hoàn toàn, không còn cơ quan sản xuất hormone tuyến giáp nên cần sử dụng liệu pháp hormone hàng ngày đến suốt đời.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Bướu giáp hạt có thể được hạn chế nếu bạn thực hiện những thói quen sinh hoạt sau đây:
- Không chủ quan và thực hiện sinh thiết với bất kỳ hạt giáp nào đáng ngờ.
- Tìm khám với chuyên gia giàu kinh nghiệm về tuyến giáp.
- Kiểm tra cổ của bạn để phát hiện hạt mới.
Bệnh lý này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, vì thế không nên chủ quan khi xuất hiện triệu chứng bệnh, cần sớm đi thăm khám và điều trị để đạt hiệu quả cao, ngăn ngừa biến chứng.