Bệnh hôi miệng là một vấn đề khiến nhiều người mất tự tin khi giao tiếp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công việc và đời sống của mọi người. Vậy làm sao để có hơi thở thơm tho?
Hôi miệng là bệnh gì?
Bệnh hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, gây ra nhiều bối rối trong giao tiếp hằng ngày. Hôi miệng do vi khuẩn tạo mùi phát triển bên trong khoang miệng. Khi không chải răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên, vi khuẩn sẽ tích tụ trên các mảng thức ăn còn sót lại trong miệng và giữa các kẽ răng. Các hợp chất lưu huỳnh do những vi khuẩn này tiết ra làm cho hơi thở có mùi.
Nguyên nhân gây ra hôi miệng
Hầu như hơi thở có mùi đều bắt đầu từ miệng. Có nhiều nguyên nhân gây hôi miệng, bao gồm:
Thức ăn
Sự phân hủy thức ăn trong khoang miệng có thể làm tăng vi khuẩn là nguyên nhân gây mùi hôi. Khi bạn ăn những thực phẩm nhất định như hành, tỏi và đồ cay cũng có thể khiến hơi thở có mùi. Sau khi bạn tiêu hóa thức ăn, chúng sẽ xâm nhập vào các mạch máu, đưa tới phổi và ảnh hưởng tới hơi thở của bạn.
Hút thuốc lá
Hút thuốc là nguyên nhân gây ra mùi hôi khó chịu. Người hút thuốc cũng có khả năng bị bệnh nướu và một số tình trạng khác của mùi hôi miệng.
Khô miệng
Nước bọt giúp làm sạch miệng, loại bỏ hạt gây ra mùi hôi miệng. Một tình trạng gọi là khô miệng hoặc xerostomia (zeer-o-STOE-me-uh) có thể gây ra mùi hôi miệng, vì nó làm quá trình sản xuất nước bọt giảm. Khô miệng tự nhiên xảy ra khi ngủ, dẫn đến hơi thở của bạn có mùi hôi vào mỗi buổi sáng khi thức dậy, và nó tồi tệ hơn nếu bạn ngủ hở miệng. Miệng khô mãn tính có thể do tuyến nước bọt có vấn đề và một số bệnh khác
Thuốc men
Một số thuốc men gián tiếp gây ra mùi hôi miệng bởi vì nó làm bạn bị khô miệng. Những thứ khác có thể phá hủy bên trong cơ thể bạn để giải phóng các hóa chất, điều đó ảnh hưởng đến hơi thở.
Nhiễm trùng trong miệng
Nguyên nhân khiến hơi thở có mùi có thể từ sau khi bạn thực hiện phẫu thuật khoang miệng (ví dụ như tẩy răng, sâu răng, bệnh nướu răng hay viêm loét miệng).
Vấn đề ở mũi và cổ họng có thể là nguyên nhân gây hôi miệng
Hơi thở của bạn có mùi có thể do truyền từ các hạt sỏi ở hai bên cuống họng và bao phủ bởi các vi khuẩn gây ra mùi hôi tích tụ ở cuống họng. Bạn bị nhiễm trùng hoặc viêm mãn tính ở mũi, xoang hoặc cổ họng, có thể khiến sự rò rỉ nước từ mũi xuống, gây ra mùi hôi miệng.
Vệ sinh răng miệng kém
Nguyên nhân gây hôi miệng này khá phổ biến ở trẻ em. Khi không đánh răng, làm sạch kẽ răng hay làm sạch lưỡi sẽ khiến các hạt thức ăn vẫn còn lưu lại trong miệng. Vi khuẩn trong miệng sẽ phân hủy những phần thực phẩm còn sót lại và có thể gây ra mùi hôi. Ngoài ra, sự phát triển của vi khuẩn còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.
Bệnh nha chu là nguyên nhân gây hôi miệng
Bệnh nha chu có thể là “thủ phạm” gây ra tình trạng này. Nếu bạn không vệ sinh răng miệng kỹ sẽ khiến mảng bám không được loại bỏ triệt để. Theo thời gian sẽ cứng lại, tạo thành vôi răng và không thể loại bỏ bằng cách đánh răng thông thường.
Vôi răng có thể gây kích ứng nướu, tạo lỗ nhỏ hình thành ở khu vực giữa răng và nướu. Thực phẩm, vi khuẩn và mảng bám răng có thể tích tụ tại đó và gây ra mùi hôi miệng. Đối với nguyên nhân này, cách trị hôi miệng triệt để là bạn nên đi khám để được điều trị phù hợp.
Sở thích uống cà phê
Bạn bị hôi miệng do đâu? Nếu bạn là người có thói quen uống một vào một tách cà phê vào buổi sáng để bắt đầu ngày mới, đôi lúc bạn có thể nhận thấy miệng có mùi hôi. Thực tế, đây là nguyên nhân gây hôi miệng ở người lớn. Điều này xảy ra do cà phê có hương vị mạnh mẽ cũng như có tác động ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nước bọt. Sau khi uống cà phê, caffeine sẽ khiến khả năng sản xuất nước bọt bị sụt giảm. Nếu miệng của bạn ít tiết nước bọt sẽ làm gia tăng vi khuẩn gây mùi.

Chế độ ăn nhiều đường
Ngoài những thực phẩm cay hoặc có mùi, chế độ ăn nhiều đường cũng có thể là nguyên nhân gây hôi miệng. Thực phẩm chứa nhiều đường tạo ra môi trường giúp phát triển các vi khuẩn có hại trong miệng của bạn. Vi khuẩn có hại khi tiếp xúc với đường và tiêu thụ sẽ sản sinh các axit bào mòn phần khoáng chất của men răng, từ đó có thể gây sâu răng và hôi miệng.
Bạn uống nhiều rượu bia
Bệnh hôi miệng cũng bắt nguồn từ việc tiêu thụ thức uống có cồn. Đây là một thủ phạm dẫn đến bệnh hôi miệng, xảy ra khá phổ biến ở nam giới. Bạn càng uống rượu thường xuyên sẽ càng có nhiều khả năng gặp phải triệu chứng hôi miệng. Việc tiêu thụ rượu quá mức sẽ làm giảm sản xuất nước bọt, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi phát triển.
Vấn đề về tiêu hóa
Một trong các nguyên nhân gây hôi miệng có thể do dạ dày tiêu hóa kém, mắc bệnh táo bón hoặc rối loạn đường ruột. Nếu bạn thường xuyên bị trào ngược axit dạ dày (GERD) cũng có thể gây hôi miệng. Nguyên nhân là do mùi hôi từ thực phẩm được tiêu hóa gần đây có thể dễ dàng di chuyển trở lại thực quản đến vùng miệng.
Do các vấn đề sức khỏe khác
Hầu hết nguyên nhân gây hôi miệng là do vi khuẩn gây mùi. Nhưng cũng có một số tình trạng sức khỏe khác có thể góp phần gây ra vấn đề này. Vậy hôi miệng là bệnh gì, hay hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì? Bạn có thể đang mắc phải các bệnh tiềm ẩn khác như:
- Viêm amidan
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh gan và thận
- Các vấn đề về xoang mũi
- Nhiễm trùng đường hô hấp
- Hội chứng chảy dịch mũi sau (postnasal drip)
Trong một số trường hợp hiếm gặp, nguyên nhân gây hôi miệng có thể do bệnh ung thư hoặc các tình trạng nghiêm trọng khác như rối loạn chuyển hóa.
Cách điều trị hôi miệng
Súc miệng bàng nước muối
Nhìn chung, việc trị hôi miệng bằng nước muối là một phương pháp đơn giản và an toàn nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Bạn có thể cân nhắc áp dụng bí quyết chăm sóc răng miệng này chỉ với 3 lý do sau:
- Súc miệng bằng nước muối giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong miệng.
- Nước muối thay thế nước súc miệng có cồn và đảm bảo an toàn hơn.
- Trị hôi miệng bằng nước muối là phương pháp ít tốn kém.
Không nên uống quá nhiều cà phê
Các chuyên gia cho biết cà phê ngon, nhưng mùi của nó gây khó chịu khi còn bám ở lưỡi. Bạn nên chuyển sang dùng trà thảo dược hay trà xanh.
Không uống rượu để trị hôi miệng
Rượu có thể làm khô miệng. Uống quá nhiều bia và rượu mạnh có thể làm hơi thở của bạn có mùi hôi trong vòng 8–10 giờ sau khi bạn uống xong.
Nhai kẹo cao su không đường
Nhai kẹo cao su 20 phút sau bữa ăn có thể giúp miệng bạn tiết ra nhiều nước bọt. Gum có trong chất xilitol có thể giúp làm giảm sâu răng, nhưng nó cũng giúp bạn được làm mát và mang đến cho bạn hơi thở thơm mát.
Không hút thuốc và sử dụng các thành phần thuốc lá khác
Thuốc lá, thuốc phiện (tẩu thuốc) và hít khói thuốc khiến cho hơi thở của bạn có mùi hôi.

Hạn chế để miệng khô
Bạn nên uống nhiều nước và tránh những thực phẩm làm giảm tiết nước bọt. Nếu thường xuyên bị khô miệng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kích thích dòng nước bọt.
Súc miệng bằng nước gừng chữa hơi thở có mùi
Một trong những cách trị hôi miệng bằng gừng dễ làm nhất là nấu nước gừng tươi để súc miệng. Phương pháp này sẽ giúp khoang miệng tiết ra nhiều axit amin để phân hủy các chất gây hôi miệng.
Chế độ ăn uống
Nếu bị hôi miệng bạn nên ăn những thực phẩm giúp kích thích tiết nước bọt như dâu tây, táo, mía, sữa chua, trà xanh.
Vệ sinh răng miệng kỹ càng
- Đánh răng: Bạn hãy nhớ đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, tốt nhất là sau mỗi bữa ăn và thay đổi bàn chải đánh răng sau 2 đến 3 tháng sử dụng.
- Làm sạch kẽ răng: Chỉ nha khoa, bàn chải kẽ răng sẽ làm giảm sự tích tụ của thức ăn và mảng bám ở vùng kẽ, vì đánh răng chỉ làm sạch khoảng 60% bề mặt của răng.
- Làm sạch dụng cụ răng: Bạn nên làm sạch răng giả, hoặc nếu mang niềng răng nên vệ sinh kỹ hơn. Bạn có thể cân nhắc dùng máy tăm nước để dễ dàng làm sạch.
- Cạo lưỡi: Vi khuẩn, thức ăn và tế bào chết thường tích tụ trên lưỡi, đặc biệt là ở những người hút thuốc hoặc người bị khô miệng thường xuyên, do đó bạn hãy nên mua dụng cụ cạo lưỡi.
Trị hôi miệng băng bài thuốc dân gian
Lá ổi
Từ xa xưa, lá ổi đã được dùng để giảm đau và trị tiêu chảy. Tuy nhiên, một lợi ích khác của loại lá này là để trị tình trạng hôi miệng. Nhờ có các thành phần chống oxy hóa, chống viêm và kháng khuẩn, lá ổi có thể được sử dụng làm nước súc miệng, giúp hơi thở thơm tho hơn. Các nghiên cứu cho thấy, nước súc miệng từ lá ổi còn giúp duy trì nướu răng khỏe mạnh, làm sạch các mảng bám trên răng, từ đó hạn chế việc vi khuẩn gây hôi miệng phát triển trong khoang miệng.
Lá ngò gai
Một trong những loại lá cây trị hôi miệng thường có sẵn trong giỏ rau gia vị của mỗi nhà là ngò gai. Đây là một phương pháp dân gian chữa hôi miệng rất phổ biến. Hương thơm tươi mát và hàm lượng chất diệp lục cao nên loại lá này có tác dụng khử mùi. Chất diệp lục trong ngò gai có tác dụng vô hiệu hóa vi khuẩn trong miệng. Đồng thời, chất này cũng trung hòa mùi hôi trong khoang miệng do các vi khuẩn gây ra. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngò gai có thể chống lại các hợp chất lưu huỳnh gây hôi miệng.
Lá bạc hà
Nhắc đến lá cây trị hôi miệng, không thể không kể đến lá bạc hà. Các ứng dụng của bạc hà trong việc làm kem đánh răng, nước súc miệng đã không còn là điều xa lạ. Tuy nhiên, một số người vẫn chưa hiểu vì sao bạc hà lại được dùng để chữa hôi miệng nhiều đến thế. Nguyên nhân là vì lá bạc hà có chứa tinh dầu thơm, giúp che bớt mùi hơi thở sau khi ăn các loại thực phẩm có mùi hăng. Không những thế, lá bạc hà còn chứa các chất kháng khuẩn nhắm vào các nguyên nhân gây hôi miệng do vi khuẩn. Ngoài ra, tương tự như các loại rau thơm khác, chất diệp lục trong lá bạc hà cũng có tác dụng trung hòa mùi hôi trong miệng do các hợp chất lưu huỳnh độc hại gây ra.
Hôi miệng là vấn đề nan giải khó chữa cần có sự kiên trì lâu dài. Một phần nguyên nhân khiến miệng có mùi hôi là do những thói quen xấu thường ngày của bạn, cần loại bỏ và thay đổi để cải thiện lại hơi thở. Hãy tham khảo những biện pháp trên để hơi thở luôn thơm mát, mang đến nhiều cơ hội trong công việc và cuộc sống bạn nhé.