Bệnh lý khớp thần kinh là bệnh trong đó khớp bị phá huỷ nhanh do rối loạn cảm giác đau và vị trí, có thể do nhiều bệnh, hay gặp nhất là đái tháo đường và đột quy. Các biểu hiện thường gặp bao gồm sưng khớp, tràn dịch, biến dạng và mất vững. Đau có thể nhẹ không tương xứng do các bệnh lý thần kinh đi kèm.
Bệnh khớp do thần kinh là gì?
Bệnh khớp do thần kinh (hay còn gọi là bệnh Charcot) là những thay đổi về xương và khớp xảy ra thứ phát do mất cảm giác và thường liên quan nhất đến bệnh đái tháo đường, giang mai, sa xương sống, nứt đốt sống, chấn thương tủy sống và bệnh phong. Những thay đổi trên X quang của bệnh lý này bao gồm phá hủy bề mặt khớp, xương dưới sụn mờ đục, mảnh vỡ khớp, biến dạng và trật khớp.
Bệnh phong là một trong nhiều nguyên nhân gây ra bệnh khớp thần kinh. Các biểu hiện khớp của bệnh này bao gồm các dấu hiệu của bệnh khớp do thần kinh tiến triển mặc dù đã được điều trị. Bệnh khớp do thần kinh liên quan đến bệnh đái tháo đường, giang mai, bệnh phong và rối loạn mô liên kết phổ biến hơn ở người cao tuổi.
Vậy, đau do nguyên nhân thần kinh là gì?
Hiểu một cách đơn giản, đau do nguyên nhân thần kinh (hay đau thần kinh) là đau do tổn thương hệ thống thần kinh. Hệ thống thần kinh nói đến ở đây bao gồm cả não bộ, tủy sống và các dây thần kinh. (3) Tên gọi “đau thần kinh” này để phân biệt với một loại đau khác là “đau thụ cảm”, tức là những cơn đau gây tổn thương cơ, da, xương hoặc cơ quan nội tạng, như đau do gãy xương, bị đứt tay hoặc bị bỏng (4).
Các nguyên nhân chính gây đau thần kinh bao gồm đái tháo đường, bệnh lý rễ thần kinh hoặc bị chấn thương tủy.

Dấu hiệu nhận biết
Đau thần kinh biểu hiện rất đa dạng như:
- Cảm giác ngứa ran.
- Cảm giác châm chích.
- Cảm giác nóng rát.
- Đau tê lạnh.
- Đau như điện giật.
- Cảm giác kiến bò.
Khu vực đau cũng trở nên nhạy cảm bất thường cả với những tác động bình thường sẽ không gây đau đớn, chẳng hạn như cọ xát vào quần áo, thời tiết lạnh… Đau thần kinh thường nặng hơn vào ban đêm và thường là mãn tính, nghĩa là đau kéo dài trong vài tháng hoặc nhiều hơn mà không có nguyên nhân rõ ràng.
Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh bệnh khớp do thần kinh
Bệnh nhân khớp do thần kinh có thể gặp các biến chứng sau đây:
- Bàn chân bị mất hình dạng: Vòm ở giữa bàn chân hạ xuống cho đến khi xương thấp hơn gót chân hoặc ngón chân.
- Các ngón chân bị cong.
- Mắt cá chân bị trẹo và không vững.
- Xương đè lên giày có thể gây ra các vết loét hở trên da và có thể bị nhiễm trùng. Lưu lượng máu kém là một biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường, khiến nhiễm trùng khó lành. Nếu không được điều trị kịp thời có thể phải cắt cụt chi.
Cách phân biệt với các bệnh khớp khác
- Chụp Xquang: khớp bị tổn thương: Có thể phát hiện giai đoạn sớm hay muộn của bệnh. Trên Xquang cần chẩn đoán phân biệt bệnh với các bệnh thoái hóa khớp, hoại tử xương, bệnh khớp lắng đọng tinh thể canxi pyrophosphat, bệnh khớp do tiêm corticoid nội khớp, nhiễm khuẩn xương khớp…
- Siêu âm khớp: Có thể phát hiện dịch trong khớp, dày màng hoạt dịch, hẹp khe khớp, định hướng cho hút dịch làm xét nghiệm để chẩn đoán những trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn. Chụp cắt lớp vi tính có thể giúp đánh giá tốt hơn tổn thương vỏ xương, mảnh xương chết hay khí ở trong xương.
- Chụp cộng hưởng từ, đặc biệt có phối hợp thuốc cản quang, có ích trong phân biệt tổn thương tủy trong bệnh rỗng tủy với các viêm tủy nhiễm khuẩn, viêm đĩa đệm đốt sống nhiễm khuẩn cũng như giúp chẩn đoán một số biến chứng nhiễm khuẩn xương, khớp ở vị trí khác ngoài cột sống.
Chẩn đoán xác định bệnh dựa vào tiền sử bệnh nhân có bệnh lý tổn thương thần kinh (như đái tháo đường, giang mai, phong, bệnh rỗng tủy…) trước đó nhiều năm, xuất hiện đau, sưng khớp với tiến triển từ từ tăng dần, có sự bất cân xứng giữa mức độ đau với tổn thương khớp, xương. Cần kết hợp với chụp Xquang để khẳng định chẩn đoán.
Phương pháp điều trị bệnh khớp do thần kinh hiệu quả
Bệnh khớp do thần kinh hiện nay điều trị theo phương pháp:
- Điều trị nguyên nhân.
- Phẫu thuật (nếu cần).
Chẩn đoán sớm gãy xương không có triệu chứng hoặc có triệu chứng tối thiểu tạo điều kiện điều trị sớm; ổn định bằng nẹp, đinh vít bảo vệ khớp khỏi bị tổn thương thêm, có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Phòng ngừa bệnh khớp do thần kinh có ở bệnh nhân có nguy cơ.
Điều trị tình trạng thần kinh cơ bản có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh khớp và nếu tình trạng phá hủy khớp vẫn còn ở giai đoạn đầu, sẽ đảo ngược một phần quá trình. Đối với một khớp bị tổn thương lặp lại nhiều lần, có thể cần phẫu thuật khớp để cố định bên trong, nén và ghép xương. Đối với các khớp háng và khớp gối bị tổn thương nặng, nếu bệnh khớp thần kinh không tiến triển, có thể thay toàn bộ khớp háng và khớp gối. Tuy nhiên, sự lỏng lẻo và trật khớp của bộ phận giả là những mối nguy hiểm lớn.

Phòng ngừa bệnh
Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
- Chế độ dinh dưỡng: Thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại hạt, cá, tôm… và các loại rau quả.
- Chế độ vận động: Phần lớn người thừa cân, béo phì, ít vận động có nguy cơ cao mắc các bệnh về cơ xương khớp. Mỗi ngày, bạn nên thực hiện những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, chạy bộ… để bảo vệ sức khỏe cơ xương khớp.
- Chế độ sinh hoạt và làm việc: Bạn cần thay đổi liên tục tư thế, tránh ngồi hay đứng quá lâu, hạn chế làm việc quá sức, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.
- Kiểm soát tốt cân nặng: Vì lực đè nặng lên khớp nên tình trạng béo phì sẽ làm tổn thương tới các khớp. Bạn nên phải điều chỉnh cân nặng hợp lý nhằm giảm bớt sức nặng lên khớp.
- Nếu trong gia đình có người mắc bệnh liên quan đến xương khớp di truyền, có thể là nguyên nhân gây bệnh khớp do thần kinh, cần thăm khám định kỳ để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Leave a reply