Bệnh lao họng thường khởi phát sau lao phổi hoặc lao da, gồm nhiều thể như lao kê họng, lao loét bã đậu ở họng, lupus họng và lao họng nguyên phát. Các thể bệnh có biểu hiện và tiên tượng nặng nhẹ khác nhau.
Lao ở cổ họng là bệnh gì?
Lao là bệnh nhiễm khuẩn giết chết hơn 2 triệu người mỗi năm, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, tỷ lệ tử vong xảy ra nhiều nhất. Vi khuẩn thường gây ra bệnh lao ở người là Mycobacterium tuberculosis.
Trên thế giới, lao là bệnh có tỷ lệ tử vong đứng thứ hai sau HIV, gây suy giảm miễn dịch ở người lớn.
Những người bị bệnh lao có nguy cơ tử vong cao nếu họ bị đồng nhiễm HIV vì hệ thống miễn dịch bị suy yếu.
Ngày nay, nhiều loại thuốc để điều trị bệnh này đang không còn tác dụng. Bệnh nhân lao dương tính phải sử dụng một số loại thuốc trong nhiều tháng để diệt trừ các nhiễm trùng và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn chống kháng sinh.
Nguyên nhân gây bệnh lao ở cổ
Bệnh lao gây ra bởi vi khuẩn lây lan từ người này sang người khác qua những vấn đề về vi thải vào không khí, điều này có thể xảy ra khi một người nào đó không được điều trị mắc bệnh lao dương tính ho, nói chuyện, hắt hơi, khạc nhổ, cười hay hát.
Mặc dù bệnh lao dễ lây nhiễm, nhưng bạn cũng không dễ dàng bị mắc. Bạn có nhiều khả năng bị bệnh lao từ một người sống hoặc làm việc cùng hơn từ một người lạ.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) lao họng
Các yếu tố làm tăng nguy cơ lao họng:
- Người bị nghiện thuốc lá.
- Có tiền sử mắc bệnh lao phổi.
- Tiếp xúc với người bị bệnh lao.
- Hệ thống miễn dịch suy giảm, sức đề kháng yếu như bị HIV/AIDS.
- Người mắc một số bệnh: Ung thư, tiểu đường, bệnh thận,…
- Đi tới những vùng đang có dịch bệnh.
- Người lạm dụng rượu, bia.
- Môi trường sống bị ô nhiễm.

Những dấu hiệu và triệu chứng của lao họng
Những triệu chứng của lao họng thường giống với các bệnh lý tai mũi họng thông thường. Vì vậy người bệnh thường chủ quan và bỏ qua.
Một số dấu hiệu cho thấy bạn đã bị lao họng:
- Sốt, mồ hôi ra nhiều.
- Khó thở, đau ngực nhất là khi ho.
- Đau nhói tai khi nuốt.
- Khó ăn, và dễ bị sặc nước lên mũi.
- Cảm giác ăn không ngon.
- Cơ thể mệt mỏi.
- Sụt cân.
- Ho ra máu.
- Trong họng có những hạt kê, tập trung lại thành các mảnh xù xì, dày cộm, khi những hạt kê này vỡ ra sẽ tạo ra những vết loét nông và rất bần.
- Một vài người có thể bị đau lưng, tiểu ra máu,…
Chẩn đoán bệnh lao ở cổ họng
Những xét nghiệm được dùng để chẩn đoán bệnh lao ở cổ họng gồm:
- Chụp X-quang.
- Xét nghiệm đờm.
- Xét nghiệm máu QuantiFERON®-Tb gold.
- Xét nghiệm dịch cơ thể (như nước tiểu hoặc dịch từ không gian xung quanh phổi).
- Sinh thiết mô để tìm xem có những thay đổi đặc trưng nào cho thấy dấu hiệu bệnh lao hay không.
- Các mẫu kiểm tra bằng chứng của bệnh lao bằng PCR (phản ứng chuỗi polymerase).
Phương pháp điều trị bệnh lao ở cổ họng
Phương pháp điều trị bệnh lao họng cũng giống như điều trị theo phác đồ chống lao.
Nguyên tắc điều trị lao họng là:
- Cần phải phối hợp các thuốc chống lao.
- Dùng thuốc đúng liều.
- Dùng thuốc đều đặn.
- Dùng thuốc đủ thời gian, qua 2 giai đoạn: Tấn công và duy trì.
Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị lao theo phác đồ, bệnh nhân còn được dùng thuốc giảm đau, vitamin, nhất là phải tăng cường đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo năng lượng cho cơ thể.

Phương pháp phòng ngừa lao họng hiệu quả
Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
- Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng.
- Bỏ thuốc lá hoặc tránh khói thuốc lá.
- Duy trì lối sống tích cực, tránh căng thẳng, áp lực, stress.
- Tiêm phòng vắc xin BCG cho trẻ nhỏ.
- Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Tránh tiếp xúc với người đang bị nhiễm bệnh, nếu tiếp xúc cần phải có biện pháp tránh lây nhiễm.
- Vệ sinh chỗ ở, làm việc sạch sẽ thoáng mát.
- Khi ra đường cần mang khẩu trang, dùng khăn che miệng khi hắt hơi hoặc ho.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị kịp thời.
Phòng sự lây nhiễm bệnh
Phòng sự lan truyền vi khuẩn lao cho người xung quanh bằng các biện pháp:
- Nên nghỉ làm hoặc nghỉ học và ngủ riêng trong vài tuần đầu điều trị lao.
- Thông thoáng không khí trong phòng: bào tử lao có thể lây lan dễ dàng trong không gian đóng khi không có không khí lưu thông.
- Che miệng, đeo khẩu trang khi ra ngoài: Sử dụng miếng vải che miệng bất cứ khi nào cười, nói, ho, hắt hơi. Để miếng vải trong cái túi, buộc kín và vứt vào thùng rác.
- Tuân thủ quá trình trị liệu là bước quan trọng trong quá trình điều trị lao, nhằm bảo vệ bệnh nhân và người xung quanh khỏi lao.