Người bệnh lao tiết niệu – sinh dục nặng gặp hội chứng bàng quang, rối loạn tiểu tiện như tiểu rắt, buốt, tiểu nhiều lần có khi đến 15 – 20 lần/ngày. Một số trường hợp có tình trạng nóng rát vùng hạ vị, nước tiểu có khi đục, rối loạn tiểu tiện tái phát nhiều lần.
Lao đường tiết niệu sinh dục là bệnh gì?
Lao đường tiết niệu sinh dục (còn gọi là lao niệu sinh dục) là bệnh của hệ thống tiết niệu sinh dục, bao gồm đường tiết niệu và hệ thống sinh sản. Đây là dạng nhiễm trùng lao ngoài phổi.
Bệnh lao đường tiết niệu sinh dục chiếm khoảng 15% tất cả các trường hợp lao ngoài phổi. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Nguyên nhân gây bệnh lao đường tiết niệu sinh dục
Nguyên nhân của lao hệ tiết niệu sinh dục là do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 – 85% tổng số ca bệnh) và là nguồn lây chính cho người xung quanh.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao đường tiết niệu sinh dục?
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ mắc lao hệ thống sinh dục như:
- Nhiễm trùng tiểu với bệnh lao: Lao phổi hoặc lao ngoài phổi. Sự phát triển của bệnh lao sinh dục thường do bệnh lao phổi lây lan.
- Tiếp xúc trước đó với bệnh nhân bị nhiễm bệnh lao: Người tiếp xúc với bệnh lao có thể bị nhiễm trùng không hoạt động và sau này có thể bị kích hoạt khi hệ thống miễn dịch suy yếu.
- Hệ miễn dịch bị ức chế: Có thể do mắc phải (nhiễm HIV) hoặc bẩm sinh.
- Địa lý: Lao phổ biến hơn ở các lục địa châu Á và châu Phi so với các quốc gia phương Tây như Mỹ, Anh và Australia.
Triệu chứng lao hệ tiết niệu – sinh dục
Một số dấu hiệu có thể hỗ trợ việc phán đoán tình trạng bệnh như:
Đối với nam
- Sưng bìu.
- Đau vùng tình hoàn và mào tinh, có thể phù nề xung quanh và có lâu dần sẽ dẫn đến viêm tinh hoàn – mào tinh.
- Nếu viêm tinh hoàn chuyển thành mạn tính do lao thì tinh hoàn bị đau, sưng, chắc, hình thành các u hạt có thể di động được và dính da bìu.
- Nếu viêm tinh hoàn mạn tính không được điều trị, có thể dẫn đến hoại tử và gây áp-xe, xoang.
Đối với nữ
Trong giai đoạn đầu, bệnh thường ít hoặc không có triệu chứng nên việc kiểm soát cũng không có kết quả. Nhưng ở giai đoạn giữa của bệnh, một số vấn đề có thể giúp phán đoán tình trạng bệnh lao như sau:
- Sốt, dễ nhạy cảm.
- Khí hư nhiều.
- Rối loạn kinh nguyệt.
- Đau vùng bụng dưới.
- Đau trên xương mu.
- Ống dẫn trứng bị chai cứng.

Biến chứng của lao hệ tiết niệu sinh dục
- Hẹp đường niệu.
- Tắc nghẽn đường niệu.
- Bội nhiễm vi khuẩn thông thường.
- Áp xe hóa.
- Hang lao.
- Bệnh thận tăng huyết áp.
- Sẹo của nhu mô thận, mất chức năng thận, và, cuối cùng, giai đoạn cuối bệnh thận.
- Hẹp và tắc nghẽn ống dẫn xuất tinh hoặc ống dẫn tinh có thể gây vô sinh do vô tinh và tương tự như vậy, bệnh lao tại ống dẫn trứng hoặc nội mạc tử cung có thể dẫn đến vô sinh, phổ biến ở các nước đang phát triển.
Chẩn đoán bệnh lao hệ tiết niệu – sinh dục
Vì đây là một bệnh khá phức tạp, rất khó để nhận diện nên đòi hỏi bác sĩ cần phải có kì thuật và kiến thức cao để tìm ra mối dây liên hệ giữa các triệu chứng xuất hiện ở bệnh nhân. Các bác sĩ có thể chẩn đoán lao hệ tiết niệu – sinh dục bằng cách:
- Kiểm tra bệnh sử vì chúng có thể giúp bác sĩ phát hiện sự liên hệ với căn bệnh.
- Quan sát biểu hiện lâm sàng.
- Xét nghiệm nước tiểu.
- Chụp X-quang hệ tiết niệu – sinh dục.
- Kiểm tra mẫu bệnh lấy từ tinh hoàn và mào tinh nếu các bộ phận này đã bị tổn thương.
- Chụp cản quang vòi trứng tử cung.
- Sinh thiết niêm mạc tử cung, cổ tử cung.
- Xem xét đồng bộ các cơ quan khác trên cơ thể bệnh nhân để xem có các triệu chứng hay biến chứng do lao gây ra hay không.

Phương pháp điều trị lao hệ tiết niệu – sinh dục
Nguyên tắc chung trong việc điều trị lao hệ tiết niệu – sinh dục là:
- Ngăn cản các tổn thương mà lao có thể gây ra.
- Bảo vệ các bộ phận, chức năng của hệ tiết niệu – sinh dục; đặc biệt là cơ quan của thận.
- Phục hồi các thương tổn đã có và hạn chế việc bị nhiễm trùng.
Vì lao niệu sinh dục có khả năng chứa ít vi khuẩn hơn so với lao phổi nên việc điều trị bằng thuốc sẽ mang lại hiểu quả tốt đối với các cơ quan tại đây và có thể phòng tránh nguy cơ lây nhiễm.
Hai loại thuốc kháng lao thường được dùng để điều trị là isoniazid (INH) và rifampin. Tuy nhiên, để phòng trường hợp vi khuẩn đề kháng với loại thuốc được dùng, phát đồ điều trị dùng đa thuốc có khả năng được thực hiện.
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc có chứa thuốc chống viêm đề làm giảm các triệu chứng viêm, sưng nếu có.
Trường hợp vi khuẩn lao đã xâm nhập và làm mất chức năng của một bộ phận nào đó, phẫu thuật cát bỏ hoặc phục hồi chức năng sẽ được thực hiện.
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
- Thực tế, lao dễ lây giữ những ngươi sống chung hoặc làm việc chung hơn là người lạ, nên bạn cần phải có ý thức cao về bệnh này và tầm soát nguy cơ mắc bệnh trong gia đình.
- Không nên đến vùng hoặc nơi đang có dịch bệnh hoặc có nhiều vi khuẩn lao.
- Nên dùng đồ bảo hộ như khẩu trang khi tiếp xúc với bệnh nhân lao.
- Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục để tránh lao niệu sinh dục.
- Điều trị lao cho người mắc bệnh và những người xung quanh cũng cần được làm xét nghiệm kiểm tra.