Mộng du khiến người bệnh có thể di chuyển, nói chuyện hay làm việc giống như khi đang thức nhưng không hề nhận thức được điều này. Mộng du không phải là căn bệnh hiếm gặp song không nhiều người thực sự hiểu rõ về bệnh, khiến người bệnh và những người xung quanh phải đối diện với những nguy cơ tiềm ẩn.
Mộng du nghĩa là gì?
Mộng du hay còn gọi là somnambulism. Mộng du được biết đến như một rối loạn giấc ngủ. Người bị mộng du có thể đi khi đang ngủ, hay thực hiện một số hành động thông thường như: ăn uống, mặc quần áo, lái xe,…
Cơn mộng du thường xuất hiện khoảng một đến hai giờ sau khi ngủ và chúng thường kéo dài trong khoảng 30 phút. Người bị mộng du sẽ có nét mặt trống rỗng và đôi mắt mở, điều này có thể khiến cho nhiều người thấy sợ hãi hoặc lo lắng. Những người này rất khó đánh thức, tuy nhiên khi thức giấc họ có thể không nhớ những điều mà mình làm đêm hôm trước.
Nguyên nhân gây bệnh
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc mộng du, bao gồm:
- Mất ngủ.
- Mệt mỏi.
- Stress.
- Trầm cảm.
- Lo âu (ví dụ như hội chứng lo âu xa cách ở trẻ nhỏ).
- Sốt.
- Phá vỡ thói quen ngủ.
- Một số loại thuốc và chất chẳng hạn như thuốc ngủ tác dụng ngắn, thuốc an thần hoặc kết hợp các loại thuốc dành cho bệnh tâm thần và người uống rượu.
Ngoài ra, một số tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng có thể gây dẫn đến tình trạng này, bao gồm:
- Rối loạn hơi thở khi ngủ: Nhóm các rối loạn gồm các kiểu thở bất thường trong khi ngủ (ví dụ: ngưng thở khi ngủ).
- Chứng ngủ gà.
- Hội chứng chân không yên.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
- Đau nửa đầu.
- Các tình trạng sức khỏe như cường giáp, chấn thương đầu hoặc đột quỵ.
Một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ phát sinh chứng rối loạn giấc ngủ này như:
- Nguyên nhân do di truyền: khi cả bố và mẹ hoặc một trong hai người bị mộng du khi còn nhỏ hoặc trưởng thành, trẻ sinh ra có tỉ lệ bị rối loạn giấc ngủ này gấp nhiều lần.
- Tuổi tác: Trẻ nhỏ là đối tượng thường mắc mộng du nhất, tình trạng sẽ cải thiện dần khi trẻ lớn lên và hệ thống thần kinh phát triển hoàn thiện hơn.

Triệu chứng của bệnh mộng du
Tình trạng này thường xảy ra vào lúc đêm khuya, thường từ 1-2 tiếng sau khi ngủ và ít xảy ra khi bạn ngủ trưa. Giai đoạn mộng du có thể kéo dài khoảng vài phút hoặc lâu hơn tùy trường hợp.
Những dấu hiệu của người mộng du bao gồm:
- Ra khỏi giường và đi lại xung quanh.
- Ngồi trên giường và mở mắt.
- Mắt đờ đẫn vô hồn.
- Thực hiện những hành động theo thói quen như thay đồ, nói chuyện hay ăn nhẹ.
- Không phản ứng hoặc giao tiếp với người khác.
- Khó bị đánh thức khi đang mộng du.
- Mất phương hướng hay bối rối trong thời gian ngắn sau khi bị đánh thức.
- Nhanh chóng ngủ lại.
- Không nhớ về việc mình bị mộng du vào sáng hôm sau.
- Đôi khi có các vấn đề chức năng vào ban ngày do bị phá giấc ngủ.
- Gặp những nỗi kinh hoàng khi ngủ đi cùng với mộng du.
Bên cạnh đó, trong các trường hợp hiếm gặp hơn, người bệnh cũng có thể:
- Rời khỏi nhà.
- Lái xe.
- Có những hành vi bất thường ví dụ như tiểu tiện trong tủ quần áo.
- Quan hệ tình dục mà không có nhận thức.
- Bị thương, ví dụ như té xuống cầu thang hoặc nhảy ra ngoài cửa sổ.
- Trở nên bạo lực sau khi thức dậy hoặc đôi khi là trong mộng du.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Diễn tiến của bệnh mộng du như thế nào?
Hầu hết bệnh mộng du xảy ra ở trẻ em và giảm dần theo tuổi. Nếu khởi phát lúc trưởng thành và không ghi nhận tiền sử mộng du lúc nhỏ.
Bạn nên đi tìm những nguyên nhân đặc biệt như: Ngưng thở khi ngủ, động kinh, ảnh hưởng của thuốc.
5 bước để ngăn chặn mộng du
Đa phần các trường hợp mộng du là vô hại nhưng trong một số trường hợp mộng du có thể gây hại cho chính bản thân họ và những người xung quanh. Nếu bạn hoặc người thân mắc chứng mộng du cần phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn:
- Bắt đầu bằng cách tập trung vào thói quen ngủ của bạn và tạo thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
- Hãy chắc chắn rằng có một “giờ tắt điện” trước khi đánh gối. Tìm cách để thư giãn trong ngày. Hãy thử tắm nước ấm và đọc sách nhẹ.
- Tạo môi trường an toàn, đặc biệt cho trẻ mộng du. Loại bỏ các vật sắc nhọn, khóa cửa ra vào và cửa sổ, lắp cổng trên cầu thang.
- Báo động cửa thường có thể hữu ích.
- Hỏi bác sĩ về các lựa chọn khác nếu vấn đề vẫn tiếp diễn.
Đâu là cách chữa bệnh mộng du hiệu quả?
Với trẻ bị mộng du, bệnh sẽ tự hết ở tuổi vị thành niên mà không cần điều trị đặc hiệu. Nếu bạn để ý thấy trẻ ngồi dậy và đi lại trong lúc ngủ, hãy nhẹ nhàng đưa bé về giường.
Tuy nhiên, việc điều trị sẽ cần thiết khi tình trạng trên có những ảnh hưởng tiêu cực như khiến người bệnh xấu hổ, dễ bị chấn thương hoặc gây khó chịu cho người xung quanh. Các cách chữa bệnh mộng du thường gặp có thể kể đến như:
- Điều trị nguyên nhân gốc rễ (mất ngủ, sức khỏe không tốt, rối loạn tâm thần…).
- Thay đổi toa thuốc nếu nguyên nhân gây mộng du là do thuốc.
- Dùng thuốc, chẳng hạn như benzodiazepin hoặc một số thuốc chống trầm cảm nhất định, nếu mộng du dẫn đến thương tích, gây rối cho các thành viên trong gia đình, gây xấu hổ hay gián đoạn giấc ngủ.
- Học cách tự thôi miên.

Biện pháp ngăn chặn mộng du
Các thói quen và biện pháp cải thiện giấc ngủ sau có thể giảm chứng mộng du cũng như hậu quả của chứng bệnh này:
- Tập thói quen đi ngủ và thức dậy cùng một thời điểm trong ngày, tránh ngủ quá khuya và thời gian ngủ quá ít trong thời gian dài.
- Thư giãn tinh thần trước khi ngủ bằng cách tắm nước ấm, ngâm chân, massage chân, đọc sách, nghe nhạc hay nói chuyện với mọi người, tránh sử dụng thiết bị điện tử kéo dài.
- Tạo môi trường an toàn, thoải mái, thoáng mát khi ngủ, loại bỏ những vật dụng xung quanh có thể khiến người mộng du gây tổn thương cho bản thân hay những người xung quanh.
Chứng mộng du có thể gây ra các chấn thương cho người bệnh, vì vậy để đảm bảo bảo an toàn trước tiên cần điều chỉnh các chuyển động bất thường trong giấc ngủ cũng như các vật sắc nhọn có thể gây ra thương tích. Khi chứng mộng du gây ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất, tinh thần của người bệnh và người xung quanh, cần được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hơp. Ngoài ra, việc điều chỉnh sinh hoạt và áp dụng các kỹ thuật thư giãn có thể hỗ trợ điều trị, đồng thời nâng cao sức khỏe cho người bệnh.
Leave a reply