Nấm da là bệnh da liệu khá là phổ biến thường xuất hiện ở các vùng nhiệt đới, có thể ảnh hưởng tới da, do vi nấm dermatophytes gây nên. Nấm da ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống hàng ngày nếu không điều trị kịp thời.
Bệnh nấm da là gì?
Nhiễm nấm hay còn gọi là bệnh nấm, một bệnh ngoài da do vi nấm gây ra. Nấm sống ở khắp mọi nơi, chúng có thể được tìm thấy trong thực vật, đất và thậm chí trên da của bạn. Những sinh vật cực nhỏ này thường không gây ra bất kỳ vấn đề gì, trừ khi chúng sinh sôi nhanh hơn bình thường hoặc xâm nhập vào bên trong da qua một vết cắt hoặc tổn thương.
Vì nấm phát triển mạnh trong môi trường ấm, ẩm ướt nên nhiễm nấm da thường xuất hiện ở những vùng ẩm ướt hoặc vùng da ra nhiều mồ hôi, ví dụ như bàn chân, bẹn và các nếp gấp của da. Thông thường, những bệnh nhiễm trùng này xuất hiện dưới dạng phát ban có vảy, da đổi màu và thường gây ngứa.
Các dấu hiệu nấm da dễ nhận biết:
- Trên da xuất hiện các vết đốm màu hồng hoặc đỏ, nổi lên thành từng mảng hình bầu dục hoặc tròn như đồng xu.
- Có cảm giác ngứa ngáy, ngứa nhiều hơn vào buổi tối hay khi thời tiết nóng bức.
- Tổn thương trên da có giới hạn rõ ràng, phía trên có vảy, nứt nẻ và bong tróc.
- Vùng da bị nấm bị nổi mụn nước, sưng mủ kèm theo đau nhức, nóng rát.
- Rộp da và hay viêm mô dưới da, nhức nhói ở kẽ chân, kẽ tay.
- Móng chân, móng tay bị đổi màu, trở nên xì xì, dễ gãy.
- Da đầu hôi, có nhiều mảng trắng, tóc bết và rụng từng mảng.
Bệnh nấm da có lây không?
Bệnh nấm da rất dễ lây cho các vị trí khác trên cơ thể của bản thân và cho cả người khác. Phương thức lây truyền chủ yếu là lây trực tiếp. Gồm các hình thức sau đây:
- Tiếp xúc với bào tử nấm có trong thiên nhiên và khi chúng bám vào da, quần áo, khăn mặt một cách tình cờ.
- Tiếp xúc với một số động vật nuôi trong nhà mà các động vật đó bị nấm da.
- Bệnh nấm lây từ người này qua người khác do nằm chung giường, mặc chung quần áo, dùng chung khăn mặt, khăn tắm…
Nguyên nhân gây bệnh
Lây nhiễm tiếp xúc
Nấm phát triển mạnh ở nơi ấm, ẩm và thường lây lan ở chỗ ẩm nơi người ta đi chân đất, chẳng hạn như phòng tắm vòi sen và phòng đặt hộc tủ thay đồ sau khi tắm và việc dùng chung các đồ cá nhân này với người nhiễm bệnh…
Lây nhiễm qua đường tình dục
Khi quan hệ với người nhiễm bệnh, tiếp xúc trực tiếp với vùng da nhiễm bệnh.
Bị nấm da do không vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Việc để làn da tiếp xúc với bụi bẩn từ môi trường bên ngoài hoặc nguồn nước bẩn, ô nhiễm, chăm sóc da không đúng cách, nhất là những loại kem trộn… khiến những cặn bẩn tích tụ lại trên da tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển gây bệnh. Bạn sẽ dễ mắc bệnh nấm da nếu như không vệ sinh cá nhân sạch sẽ trong các trường hợp dưới đây:
- Không tắm rửa hàng ngày.
- Không gội đầu thường xuyên.
- Không vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
- Để tay, chân bẩn ngay sau khi ăn uống, đi vệ sinh.
Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất
Những người bị nấm da thường có hệ miễn dịch yếu. Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại trong sữa tắm, dầu gội đầu, nước rửa chén, nước giặt, dung dịch tẩy rửa đa năng mà không lau khô hay dưỡng ẩm da tay thì đây chính là môi trường sống rất lý tưởng cho nấm sinh trưởng.
Ngoài ra, nếu đang bị nấm mà bạn thường xuyên tiếp xúc với những sản phẩm chứa nhiều hóa chất kích ứng mạnh cũng sẽ khiến cho tình trạng da tồi tệ đi.
Dùng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh nấm da
Vì virus nấm có thể bám trên đồ dùng cá nhân và lây sang người. Do đó, nếu bạn dùng chung đồ đạc với người bị nhiễm nấm thì khả năng nhiễm bệnh là rất cao.
Bị nấm da do tiếp xúc với thú cưng
Nấm có thể sống ký sinh trên cơ thể của chó, mèo, trâu… Do đó, nếu bạn tiếp xúc với những con vật này thì khả năng cao bạn sẽ dễ bị lây nhiễm bệnh nấm từ chúng.

Tiếp xúc với vùng nhiễm nấm da ở người bệnh khác
Bạn sẽ tăng nguy cơ bị mắc bệnh nếu sống tập thể khi dùng chung chăn, mùng, mền, chiếu, gối… Ngoài ra, bạn cũng sẽ dễ bị nấm da nếu tiếp xúc với vùng nhiễm nấm ở người bệnh qua các hoạt động thể thao hay sinh hoạt hàng ngày.
Bị nấm da do sống trong môi trường nóng và ẩm ướt
Môi trường nóng và ẩm ướt ở Việt Nam dễ tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển và dễ khiến bạn mắc bệnh nấm da. Môi trường kiềm có độ pH từ 7 đến 7,2 cũng dễ khiến cho vi nấm sinh sôi.
- Để đầu tóc ướt đi ngủ.
- Mặc đồ lót hoặc quần áo quá chật.
- Không thay quần áo mới ngay sau khi tập thể dục.
- Đi chân trần trên những nơi có nhiều hóa chất tẩy mạnh.
- Sử dụng phòng tắm, hồ bơi, nhà vệ sinh công cộng ẩm ướt.
- Mặc quần áo ẩm ướt khi không được phơi khô dưới trời nắng.
- Không rửa lại chân sau khi chảy mồ hôi do ma.
Suy giảm miễn dịch
Người bị suy giảm miễn dịch dễ mắc các bệnh về da do bị suy giảm chức năng bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và các mối đe dọa khác. Vì thế, đây cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh nấm.
Những bệnh nấm da thường gặp
Hắc lào
Các nấm thuộc nhóm Dermatophytes là nguyên nhân chính gây nên bệnh hắc lào. Bệnh nhân bị hắc lào ban đầu chỉ cảm thấy ngứa nhưng sau đó sẽ phát triển thành những vòng tròn có màu đỏ rất rõ rệt, trên viền là những mụn nước nhỏ. Bệnh có xu hướng phát triển tạo thành nhiều vòng cung nếu không được chữa trị kịp thời.
Người bệnh gãi sẽ càng làm tăng tốc độ lây lan của hắc lào. Đây là bệnh lây truyền từ người sang người nếu sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn tắm, ngủ chung, mặc đồ chung,…
Nấm kẽ
Hai loại nấm Epidermophyton và Candida albicans là căn nguyên gây nên bệnh nấm kẽ, dân gian còn gọi là viêm kẽ hay nước ăn chân. Đối tượng thường bị nhiễm bệnh là những người phải ngâm chân trong nước một khoảng thời gian dài. Cụ thể như: nông dân cày bừa làm ruộng, công nhân vệ sinh cống rãnh không sử dụng đồ bảo hộ cẩn thận, vận động viên bơi lội,… Nấm kẽ thường có 3 loại: có mụn nước, viêm kẽ và tróc vảy khô.
Nấm da đầu
Nấm dermatophyte là nguyên nhân chủ yếu của nấm tóc, trong đó nấm da đầu do trichophyton sẽ có biểu hiện ban đầu là những nốt sần nhỏ nằm phân tán trên da đầu. Sau này khi bệnh tiến triển trên đầu sẽ xuất hiện những mảng vảy mỏng, khi các lớp vảy này bong ra sẽ khiến da đầu bệnh nhân bị hói tạm thời.
Bệnh do Pierdraiahortai và Trichosporon Beigelii gây ra chỉ phát triển ở phần thân tóc và không gây rụng tóc. Biểu hiện là trên chân tóc khoảng 2 – 3 cm sẽ có những hạt tròn mềm có kích thước bằng hạt kê màu đen. Bệnh gây khó chịu cho người bệnh, chủ yếu ở trên những người ít vệ sinh cá nhân.
Nấm móng
Nấm móng là một bệnh nhiễm trùng do nấm ở móng tay. Nó có thể ảnh hưởng đến móng tay hoặc móng chân, mặc dù nhiễm trùng móng tay thường phổ biến hơn. Triệu chứng của bệnh bao gồm đổi màu da, thường là vàng, nâu hoặc trắng, móng giòn hoặc dễ gãy dày lên. Thuốc theo toa thường được yêu cầu để điều trị loại nhiễm trùng này. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ móng bị ảnh hưởng.

Ảnh hưởng của nấm da
Bệnh nấm da mang tính chất lây lan cũng như có khả năng tái nhiễm bệnh trở lại rất cao. Nếu không kịp thời chữa trị, bệnh sẽ gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống và sức khỏe người bệnh:
Gây cản trở trong sinh hoạt hằng ngày: Người bệnh luôn bị ngứa ngáy, khó chịu trong người. Điều này, khiến người bệnh mất tập trung trong công việc, ngại tiếp xúc.
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Vi nấm làm bong tróc da, vùng da không đều màu, nấm móng thì các vi nấm dần ăn móng làm biến dạng bàn tay, bàn chân, gây mùi hôi khó chịu…
Lây nhiễm qua các bộ phận khác: Nấm (Candida) là loại nấm nguy hiểm, có thể cư trú và phát triển mạnh mẽ ở bộ phận sinh dục, gây ngứa ngáy dữ dội, ngứa nhiều về đêm…Và có khả năng lây lan mạnh mẽ cho bạn tình khi quan hệ.
Cách điều trị bệnh nấm da
Thuốc trị nấm có tác dụng điều trị nhiễm nấm. Chúng có thể tiêu diệt nấm trực tiếp hoặc ngăn không cho chúng phát triển và tái phát triển. Thuốc chống nấm có sẵn dưới dạng điều trị không kê đơn (OTC) hoặc thuốc kê đơn, bao gồm:
- Kem hoặc thuốc mỡ
- Thuốc
- Bột
- Thuốc xịt
- Dầu gội đầu
Nguyên tắc điều trị: Sử dụng thuốc kháng nấm liên tục và đủ liều lượng, đủ thời gian, đa số là sử dụng thuốc điều trị nấm tại chỗ, trường hợp nhiễm trùng lan rộng, khó điều trị tại chỗ có thể chỉ định thuốc kháng nấm đường uống, kết hợp các yếu tố vệ sinh và chăm sóc tại chỗ, tuân thủ điều trị và áp dụng các biện pháp phòng bệnh nhằm hạn chế lây bệnh cho người khác.
Phòng ngừa bệnh nấm da
Cố gắng ghi nhớ những mẹo sau để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng da:
- Đảm bảo thực hành vệ sinh tốt.
- Sử dụng riêng các vật dụng cá nhân như quần áo, khăn tắm.
- Mặc quần áo sạch mỗi ngày, đặc biệt là tất và quần áo lót.
- Chọn quần áo và giày dép thoáng khí. Tránh mặc quần áo hoặc giày quá chật.
- Đảm bảo lau khô cơ thể đúng cách bằng khăn sạch, khăn khô sau khi tắm hoặc bơi.
- Mang dép hoặc dép xỏ ngón trong phòng thay đồ thay vì đi bằng chân trần.
- Lau sạch các bề mặt dùng chung như thiết bị tập thể dục hoặc thảm.
- Tránh xa những động vật có dấu hiệu nhiễm nấm.
Nấm da là căn bệnh da liễu lây lan, bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn. Để tránh các tác nhân gây bệnh tạo điều kiện cho vi nấm xâm nhập, bạn cần quan tâm hơn việc vệ sinh cá nhân và môi trường sống. Hãy loại bỏ những thói quen xấu để đảm bảo sức khỏe, không ảnh thưởng tới vẻ ngoài của mình.