Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ, có hình con bướm, là tuyến nội tiết quan trọng và lớn nhất trong cơ thể. Đây là vị trí thường xuyên xuất hiện các khối u, bướu, trong đó có bệnh nhân tuyến giáp. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh nhân tuyến giáp cho kết quả và tiên lượng tốt. Tuy nhiên, nhân tuyến giáp thường hình thành lặng lẽ, khó phát hiện.
Nhân tuyến giáp là gì?
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm ở vùng cổ trước. Tuyến giáp có nhiệm vụ tiết ra hormone cung cấp cho sự phát triển của cơ thể.
Nhân giáp là sự phát triển bất thường của mô tuyến giáp, hình thành một hay nhiều nhân trong tuyến giáp. Nhân giáp là bệnh lý thường gặp, đa số là lành tính.
Phụ nữ có tỷ lệ mắc bướu nhân tuyến giáp cao gấp 5 lần nam giới. Độ tuổi thường gặp của bệnh này là khoảng 36-55 tuổi.
Những loại nhân tuyến giáp thường gặp
Một số loại nhân tuyến giáp thường gặp là:
- Nhân keo: Đây là sự phát triển quá mức của các mô tuyến giáp bình thường, nhưng tăng trưởng này là lành tính. Chúng có thể phát triển lớn hơn, nhưng không phát triển xâm lấn ra ngoài bao tuyến giáp.
- U nang tuyến giáp: Đây là tổ chức nang trong đó có chứa dịch hoặc dịch lẫn tổ chức đặc của tuyến giáp.
- Các nốt viêm: Những nốt này phát triển là kết quả của viêm mạn tính lâu dài, có thể gây đau hoặc không.
- Bướu giáp đa nhân: Đôi khi tuyến giáp phát triển tạo thành nhiều nốt, tuy nhiên những trường hợp này phần lớn là lành tính.
- Cường giáp: Tuyến giáp phát triển bất thường làm sản xuất hormone nhiều hơn bình thường mà không quan tâm đến các cơ chế kiểm soát bình thường của cơ thể, điều này tạo nên bệnh gọi là cường giáp. Bệnh cường giáp có thể ảnh hưởng đến tim làm tim đập nhanh, hoặc ngừng tim đột ngột, cao huyết áp, loãng xương và các vấn đề sức khỏe khác.
- Ung thư tuyến giáp: Gặp khoảng 5% tỷ lệ bướu giáp nhân.
Nguyên nhân gây bệnh
Có nhiều nguyên nhân khác nhau làm phát triển nhân tuyến giáp:
Di truyền
Đột biến gen cũng được đánh giá là một trong số những nguyên nhân phổ biến nhất và là yếu tố nguy cơ cao nhất dẫn đến việc mắc các bệnh tuyến giáp, trong đó có nhân tuyến giáp. 70% bệnh nhân bị bệnh bướu nhân tuyến giáp có người thân trong gia đình hoặc bố, mẹ bị mắc bệnh như bướu cổ đơn thuần, u giáp,…
Thiếu i – ốt
Tuyến giáp có thể xuất hiện nhân tuyến giáp nếu chế độ ăn uống thiếu i – ốt. Tình trạng này hiếm khi xảy ra vì hầu hết người dân ở các quốc gia phát triển đều có chế độ ăn uống đủ i ốt.
Tuổi và giới tính
Theo nhiều nghiên cứu thì tuyến giáp có nhân xuất hiện ở bệnh nhân nữ nhiều hơn bệnh nhân nam. Nguyên nhân được lý giải cho điều này là do cấu tạo giải phẫu của cơ thể nữ để thực hiện các nhiệm vụ sinh lý đồng thời phải trải qua nhiều cột mốc thay đổi nội tiết tố như dậy thì, kinh nguyệt, mang thai và sinh con, cho con bú, mãn kinh.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhân giáp?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị nhân giáp, chẳng hạn như:
- Có thành viên trong gia đình từng bị bướu cổ.
- Sinh ra trong khu vực thiếu muối i-ốt, đặc biệt là ở phụ nữ.
- Yếu tố môi trường (ô nhiễm, thuốc trừ sâu, v.v.).
- Lạm dụng thuốc nội tiết tố hoặc các loại thuốc truyền thống Trung Quốc.

Triệu chứng khi mắc bệnh
Do có chứa lượng hormone tuyến giáp cao, các triệu chứng thường gặp của nhân giáp là:
- Cảm giác lo lắng, buồn bã hoặc khó ngủ.
- Cảm thấy mệt mỏi hoặc yếu ớt.
- Sụt cân không lý do.
- Nhịp tim nhanh.
- Có nhu động ruột thường xuyên.
Biến chứng của bướu giáp nhân
Bướu giáp nhân trong thời gian dài có thể dẫn tới các biến chứng:
- Chức năng tuyến giáp bị rối loạn, người bệnh sẽ có các triệu chứng cường giáp như: run tay, hồi hộp trống ngực, mất ngủ, lo âu, gầy sút cân…
- Nhân giáp ung thư hóa.
- Bướu giáp to chèn ép gây khó thở, nuốt nghẹn.
- Chảy máu trong nhân giáp.
Chẩn đoán bệnh nhân giáp
Chẩn đoán bệnh bằng các phương pháp sau:
- Trong khám tổng quát.
- Nếu không có hạch.
- Bất thường nồng độ hormone tuyến giáp liên quan đến chức năng của các nhân.
Các xét nghiệm liên quan:
- Calcitonin cũng có thể được kiểm tra.
- TPO-Ab (kháng thể) âm tính trong 90% trường hợp.
- Nhân giáp tương quan với bệnh bướu cổ có thể cần phải xạ hình.
- FNA: sinh thiết thông thường.
- PDG-PET được chỉ định khi nghi ngờ ung thư.
Phương pháp điều trị bệnh nhân giáp
Nhân giáp được điều trị theo những cách khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể nhiều tới mức nào. Các phương pháp điều trị khác nhau bao gồm:
- Chờ và xem: Các bác sĩ không xử lý nhân giáp ngay lập tức. Nếu nhân lớn nhanh hơn và gây tình trạng bất thường cho bệnh nhân thì cần điều trị.
- Dùng thuốc: Thuốc liên quan đến hormone được sử dụng để làm nhỏ các nhân giáp.
- I-ốt phóng xạ: Phương pháp này được sử dụng để tiêu diệt nhiều mô tuyến giáp, v.v.
- Phẫu thuật để loại bỏ các nhân giáp.
- Thủ thuật để thoát dịch từ nhân giáp nếu nó chứa đầy dịch.

Dinh dưỡng cho người bị bướu giáp nhân
Người bị bướu tuyến giáp nên ăn gì?
- Bổ sung I-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày, bằng cách dùng muối I-ốt, nước mắm I-ốt. I-ốt sẽ bị thăng hoa trong quá trình đun nấu. Nên muốn bổ sung I-ốt hiệu quả thì hãy dùng các gia vị này để chấm.
- Các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích,thịt hộp có sử dụng muối nhưng có thể không chứa I-ốt. Chỉ những loại thực phẩm có ghi rõ I-ốt trong thành phần mới có chứa I-ốt.
- Các loại rong biển, tảo biển cũng là nguồn cung cấp I-ốt dồi dào mà người bị bướu giáp nên ăn. Nhưng bạn không nên uống các loại thực phẩm chức năng dạng viên tảo biển, viên rong biển bổ sung I-ốt vì có thể bị quá liều I-ốt, gây ngộ độc.
- Người bị bướu giáp cũng nên ăn đầy đủ dinh dưỡng từ thịt cá, rau củ. Không nên kiêng khem quá mức, trừ những loại thực phẩm ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến giáp dưới đây.
Người bị bướu tuyến giáp kiêng ăn gì?
Một số loại thực phẩm ảnh hưởng tới chức năng tuyến giáp hoặc làm giảm tác dụng của thuốc mà người bị bướu giáp nên tránh là:
- Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành có chất làm giảm khả năng sản xuất hormone của tuyến giáp.
- Sữa động vật, sữa chua, phô mai có nhiều canxi làm giảm tác dụng của thuốc điều trị.
- Một số loại rau củ: sắn, rau su su, họ cải như bắp cải, củ cải,…làm giảm hấp thu I-ốt, người bệnh nên hạn chế ăn.
Bệnh bướu giáp nhân là một bệnh phổ biến. Ai trong chúng ta cũng có thể mắc bệnh bướu giáp nhân này. Vì thế, trang bị những kiến thức về bệnh này là điều cần thiết với mỗi người.
Nhân tuyến giáp lành tính cần được theo dõi thường xuyên bằng siêu âm mỗi 6-12 tháng và thăm khám lâm sàng hàng năm, có thể tiến hành xét nghiệm FT4, TSH và chọc hút tế bào tuyến giáp nếu cần. Sau điều trị, bệnh nhân cần được theo dõi tình trạng tái phát bướu nhân và đánh giá tình trạng suy giáp để có biện pháp điều trị kịp thời.