Paget xương là một dạng rối loạn chu trình tái tạo xương khiến xương bị suy yếu, biến dạng và dễ gãy. Đây là bệnh xương mạn tính, thường xảy ra ở nam giới ngoài 40 tuổi và những vị trí có nguy cơ cao là xương hộp sọ, xương cột sống, xương chậu và xương chân.
Paget xương là bệnh gì?
Bệnh xương của Paget hay bệnh Paget xương cản trở quá trình tái tạo xương bình thường của cơ thể. Trong đó, mô xương mới dần dần thay thế mô xương cũ. Theo thời gian, bệnh có thể khiến xương bị ảnh hưởng trở nên dễ gãy và biến dạng. Bệnh Paget của xương thường xảy ra nhất ở xương chậu, hộp sọ, cột sống và chân.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến paget xương là do rối loạn tạo xương mới, nhưng tại sao lại có hiện tượng “rối loạn hủy và tạo tế bào xương” thì đến nay vẫn chưa được xác định. Các nhà khoa học chỉ dành sự nghi ngờ nhiều cho yếu tố môi trường, di truyền và tình trạng nhiễm virus trong tế bào xương.
Những yếu tố nguy cơ của bệnh bệnh Paget xương
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Paget về xương bao gồm:
- Tuổi tác: Những người trên 40 tuổi có nhiều khả năng mắc bệnh xương của Paget nhất.
- Giới tính: Nam giới thường bị ảnh hưởng hơn phụ nữ.
- Nguồn gốc quốc gia: Bệnh Paget của xương phổ biến hơn ở Anh, Scotland, trung tâm châu Âu và Hy Lạp. Cũng như các quốc gia có người nhập cư châu Âu định cư. Nó không phổ biến ở Scandinavia và châu Á.
- Tiền sử gia đình: Nếu bạn có người thân mắc bệnh Paget về xương, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh hơn những người khác.

Triệu chứng của bệnh paget xương
Nhiều người bị bệnh paget xương nhưng không có triệu chứng gì cụ thể, có người có triệu chứng nhưng mức độ biểu hiện rất nhẹ, khó nhận biết. Các dấu hiệu của bệnh paget xương cụ thể bao gồm:
- Giảm chiều cao.
- Xương đau nhức.
- Cứng khớp.
- Đau cổ.
- Chân méo mó khác thường.
- Nếu paget xương ở vùng xương sọ thì đầu và xương sọ to ra, biến dạng.
- Đau đầu.
- Suy giảm thính lực.
- Xương yếu, dễ gãy.
- Vùng da bao quanh xương bị ảnh hưởng ấm nóng.
Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh Paget xương
Bệnh Paget có thể dẫn đến các biến chứng khác, chẳng hạn như:
- Viêm khớp: Do xương bị biến dạng có thể gây ra tăng áp lực và làm mòn nhiều hơn các khớp.
- Suy tim: Trong bệnh Paget nặng, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đến các xương bị ảnh hưởng. Dễ bị suy tim hơn nếu bị xơ cứng động mạch.
- Sỏi thận: Có thể xảy ra khi xương bị phân hủy quá mức dẫn đến cơ thể tăng thêm canxi.
- Các vấn đề về hệ thần kinh: Vì xương có thể gây áp lực lên não, tủy sống hoặc dây thần kinh. Cũng có thể bị giảm lưu lượng máu đến não và tủy sống.
- U xương, ung thư xương: Ung thư xương xảy ra ở 1% số người mắc bệnh Paget về xương.
- Răng lung lay: Nếu bệnh Paget ảnh hưởng đến xương mặt.
- Giảm thị lực: Nếu bệnh Paget trong hộp sọ ảnh hưởng đến thần kinh.
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Paget xương
Chẩn đoán hình ảnh có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán Paget xương. Bao gồm:
- Tiền sử bệnh.
- Khám sức khỏe.
- Chụp X-quang phần xương bị ảnh hưởng. Bệnh Paget hầu như luôn được chẩn đoán bằng chụp X-quang.
- Xét nghiệm máu phosphatase kiềm.
- Chẩn đoán hình ảnh xương.
- Đôi khi bệnh được phát hiện một cách tình cờ khi một trong những xét nghiệm này được thực hiện vì một lý do khác.
Điều trị bệnh xương của Paget như thế nào?
Hiện không có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh Paget về xương, nhưng điều trị có thể giúp làm giảm các triệu chứng. Nếu người bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào, bác sĩ có thể đề nghị theo dõi tình trạng của bạn. Đồng thời trì hoãn điều trị cho đến khi có bất kỳ vấn đề nào xảy ra.
Các phương pháp điều trị chính là:
- Thuốc Bisphosphonate: Đây là thuốc giúp kiểm soát quá trình tái tạo xương.
- Thuốc giảm đau: Thông thường là thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol và Ibuprofen.
- Các liệu pháp hỗ trợ: Bao gồm vật lý trị liệu, liệu pháp vận động và các thiết bị như gậy đi bộ hoặc lót giày.
- Phẫu thuật: Phương pháp này có thể cần thiết nếu các rối loạn tiến triển nặng thêm. Chẳng hạn như gãy xương, biến dạng hoặc tổn thương khớp nghiêm trọng.
- Đảm bảo người bệnh cung cấp đủ canxi và vitamin D cũng có thể hữu ích. Những chất này có thể tìm thấy trong thực phẩm. Tuy nhiên, một số người có thể cần dùng thuốc bổ sung.

Phương pháp phòng ngừa và dinh dưỡng cho người bệnh Paget xương
Để phòng ngừa và bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
- Thực phẩm từ sữa, chẳng hạn như sữa tươi và pho mát.
- Rau lá xanh, chẳng hạn như bông cải xanh và bắp cải.
- Các sản phẩm từ đậu nành.
- Bạn nhận được hầu hết vitamin D từ ánh sáng mặt trời, mặc dù nó cũng được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như cá có dầu.
- Tập thể dục đều đặn. Tránh vận động gắng sức, vận động mạnh do nguy cơ gãy xương.
Bệnh xương của Paget là một rối loạn trong quá trình cơ thể hấp thụ và tái tạo xương. Nó có thể dẫn đến dị tật và suy nhược, làm tăng nguy cơ chấn thương và gãy xương. Triển vọng về bệnh Paget của xương là tốt nếu một người được điều trị trước khi phát triển các dị tật hoặc điểm yếu. Tuy nhiên, hiện chưa có phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn cho bệnh lý này.
Leave a reply