Bệnh phổi kẽ là nhóm bệnh lý liên quan đến tổn thương các tổ chức kẽ của phổi, gây ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của phổi cũng như hấp thụ oxy vào máu. Phát hiện bệnh sớm và điều trị tốt giúp tránh nguy cơ gây suy giảm chức năng hô hấp.
Bệnh phổi kẽ là gì?
Bệnh phổi kẽ chỉ một nhóm lớn các rối loạn đặc trưng. Hầu hết gây ra sẹo tiến triển ở mô phổi. Các sẹo liên quan đến bệnh phổi kẽ có thể khiến cho phổi bị cứng, sau cùng ảnh hưởng đến khả năng thở và hấp thụ oxy vào máu.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bệnh phổi kẽ là do các tác nhân virus, nấm, vi khuẩn. Thông thường, với tổn thương phổi, cơ quan này sẽ tự sản xuất lượng mô lành đủ để bù đắp vào tổn thương. Tuy nhiên, trong bệnh phổi kẽ, các mô tổn thương không được phục hồi bằng mô mới mà có xu hướng sẹo hóa, dày lên. Điều này gây cản trở cho quá trình trao đổi oxy và đưa oxy vào máu.
Các yếu tố kích hoạt bệnh phổi kẽ rất đa dạng, cần tìm ra các yếu tố này để điều trị cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả. Dưới đây là các yếu tố dễ kích thích dẫn tới hồi phục bất thường của bệnh.
Yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh bao gồm:
- Tuổi tác: Bệnh phổi kẽ có khả năng ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, người lớn, đôi khi trẻ em cũng bị mắc phải.
- Môi trường làm việc: Làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với độc tố như ngành khai thác mỏ, nông nghiệp, xây dựng.v.v hoặc tiếp xúc với các tác nhân môi trường gây tổn hại đến phổi.
- Yếu tố gia đình: Một số hình thức của bệnh phổi kẽ là do di truyền, vì thế nếu trong gia đình bạn có thành viên bị mắc bệnh thì nguy cơ bạn mắc bệnh tăng lên
- Bức xạ và hóa trị.
- Hút thuốc.

Triệu chứng bệnh phổi kẽ
Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh bao gồm:
- Khó thở.
- Ho khan.
- Mệt mỏi.
- Giảm cân, thường xuyên nhất ở những người mắc bệnh tắc nghẽn phối mạn tính hoặc viêm phổi tổ chức.
Biến chứng có thể gặp phải khi mắc bệnh
Hình thành mô sẹo trong phổi có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm sau:
- Mức độ oxy trong máu thấp.
- Tăng áp mạch phổi.
- Suy tim.
- Suy hô hấp.
Chẩn đoán bệnh phổi kẽ
- Chụp X-quang ngực.
- Xét nghiệm máu.
- Đo khí máu.
- Soi phế quản ống mềm rửa phế quản – phế nang.
- Sinh thiết xuyên thành phế quản.
- Sinh thiết phổi ngoại khoa (gồm sinh thiết qua nội soi lồng ngực và sinh thiết phổi mở).
Điều trị bệnh phổi kẽ
Điều trị bệnh phổi kẽ cần dựa và từng ca bệnh cụ thể và quá trình bệnh lý của bệnh nhân. Bác sĩ có thể chỉ định bằng phương pháp độc lập hoặc kết hợp nhiều phương pháp như:
Điều trị bằng thuốc
Dùng thuốc điều trị bệnh phổi kẽ còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc chống viêm, thuốc chống xơ hoặc thuốc làm chậm quá trình sẹo hóa để kiểm soát bệnh tốt hơn. Lưu ý nhỏ là bệnh nhân không tự ý dùng thuốc điều trị bệnh vì có thể gây phản ứng ngược lại, khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
Điều trị bằng oxy
Bệnh nhân mắc bệnh phổi kẽ thường bị khó thở, gặp khó khăn trong quá trình hô hấp. Lúc này, bác sĩ có thể gợi ý sử dụng liệu pháp oxy để cải thiện các triệu chứng do khó thở gây ra.
Phẫu thuật
Với các tổn thương nghiêm trọng và không hồi phục, bệnh nhân mắc bệnh phổi kẽ có thể phải cấy ghép phổi để kéo dài sự sống cũng như nâng cao chất lượng sống. Do nguồn ghép phổi còn hạn chế nên bác sĩ thường thử điều trị bằng các phương pháp khác trước khi quyết định ghép phổi.

Biện pháp phòng ngừa và kiểm soát bệnh phổi kẽ
Một thói quen sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp đối phó và hạn chế diễn tiến của bệnh phổi kẽ. Một số lưu ý cho người bệnh gồm:
- Bỏ thuốc lá và tránh hít phải khói thuốc tự động.
- Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giàu dưỡng chất, đầy đủ lượng calo cần thiết cho nhu cầu của cơ thể.
- Tiêm chủng: Nhiễm trùng hô hấp có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh phổi kẽ nên mỗi người nên tiêm ngừa viêm phổi và tiêm ngừa cúm hằng năm.
- Tập luyện: Việc chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh để có sức chống chọi lại các bệnh mạn tính.
Bệnh phổi kẽ có thể gây ra những tổn thương khó hồi phục, ảnh hưởng lớn đến quá trình hô hấp và sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, bệnh nhân nên đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác và có phương án điều trị tích cực, hiệu quả. Điều tri sớm, có thêm nhiều cơ hội khỏi bệnh. Ngoài ra, một chế độ dinh dưỡng và tập luyện khoa học giúp nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa bệnh.