Quai bị là bệnh lành tính nhưng lại có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời đúng cách. Để đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất, người mắc quai bị có thể tham khảo cách chăm sóc, chế độ ăn uống để bệnh mau lành.
Nguyên nhân gây bệnh quai bị
Bệnh nhân mắc bệnh quai bị do virus mumps xâm nhập vào cơ thể. Sau đó, nguyên nhân gây bệnh quai bị ở những người còn lại thường là do tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch tiết từ mũi của người bệnh.
Bệnh quai bị kiêng gì?
Có khá nhiều vấn đề mẹ phải kiêng cữ cho con khi mắc bệnh quai bị để giúp trẻ mau hồi phục:
Kiêng gió, nước lạnh
Không nên cho trẻ bị quai bị gặp gió, hoặc tiếp xúc quá nhiều với nước lạnh. Thay vào đó, các bậc cha mẹ hãy giữ trẻ trong nhà hoàn toàn trong khoảng 10 ngày, đến khi những vùng quai bị sưng tấy giảm hẳn.
Hạn chế vận động
Một trong những điều các mẹ hết sức lưu ý khi chăm sóc trẻ bị quai bị là nên cho trẻ nghỉ ngơi và hạn chế vận động tối đa. Đặc biệt là những bé trai có tình trạng sưng đau ở tinh hoàn.
Đồ nếp
Nếp là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn hấp dẫn và lành tính nhưng người mắc bệnh quai bị không nên ăn. Các món ăn từ nếp khiến tình trạng sưng tuyến mang tai trở nên tồi tệ hơn, kéo dài thời gian điều trị bệnh cho bệnh nhân.
Thịt gà
Thịt gà dai nên chúng ta phải dùng nhiều sức nhai hơn bình thường để nghiền nát thức ăn. Đây là điều bất lợi cho bệnh nhân quai bị vì lúc này, việc ăn uống của bệnh nhân đang có nhiều khó khăn. Thịt gà sẽ càng làm cho bệnh nhân khó nhai, khó nuốt.
Đồ ăn cay nóng, đồ tanh
Các thực phẩm như ớt, tiêu, đồ hải sản khiến bụng khó tiêu hóa, cơ thể sẽ ít hấp thu dinh dưỡng khiến người bệnh nóng trong, cơ thể càng thêm mệt mỏi.
Kiêng những thực phẩm có chứa axit
Cóc, xoài, me, dưa chua… là những loại thực phẩm giàu axit, có tác dụng làm tăng hoạt động tiết nước bọt, khiến tình trạng viêm tuyến nước bọt trở nặng. Từ đó, vết sưng quai bị sẽ càng sưng to hơn, trẻ bệnh càng đau đớn, khó chịu hơn.

Bệnh quai bị nên ăn gì?
Thức ăn mềm
Trong thời gian bị bệnh, người bệnh thường xuyên mệt mỏi, sốt cao, chán ăn rất khó hấp thu dinh dưỡng. Vì vậy, người nhà cần chú ý chuẩn bị những thức ăn dạng lỏng, mềm, nhiều dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, canh nước hầm xương với rau củ, canh trứng, bột ngó sen…
Ngũ cốc hoặc các loại thức ăn chế biến từ đậu
Bệnh quai bị nên ăn gì? Hàm lượng dinh dưỡng trong các loại đậu khá cao. Ngoài ra, ngũ cốc và đậu còn có tác dụng tăng sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Vì thế, đây là món ăn rất lành tính cho người mắc bệnh quai bị.
Trái cây giàu vitamin C và các loại rau xanh
Vitamin C giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Các loại rau xanh giàu chất xơ và các loại vitamin khác giúp cơ thể nhanh chóng cân bằng sức khỏe. Với người bệnh quai bị, việc bổ sung trái cây và rau xanh cũng cực kỳ quan trọng để rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Người bệnh nên ưu tiên uống nước ép cam, ăn bưởi, rau cải bó xôi, bí đỏ…
Uống nhiều nước
Trong thời gian mắc bệnh quai bị, người bệnh thường xuyên sẽ bị sốt cao liên tục, mất nước nghiêm trọng. Chính vì vậy, bệnh nhân nên bổ sung nhiều nước, hạ nhiệt và tránh tình trạng cơ thể mất nước và các chất điện giải.

Cách chăm sóc trẻ bị quai bị
Mục tiêu của việc chăm sóc trẻ là giúp giảm bớt các triệu chứng. Mẹ có thể cho trẻ:
- Nghỉ ngơi tại giường.
- Uống nhiều nước.
- Chườm ấm hoặc chườm lạnh để làm dịu cơn đau do sưng hạch.
- Tránh thức ăn cần nhai nhiều. Hãy thử các món súp làm từ nước dùng hoặc thức ăn mềm, chẳng hạn như khoai tây nghiền hoặc bột yến mạch.
Bệnh quai bị tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng những biến chứng bệnh để lại thì cực kỳ nghiêm trọng. Vì thế khi mắc bệnh, bạn nên tìm hiểu bệnh nhân quai bị kiêng gì, nên làm gì để điều trị dứt điểm. Như vậy, bạn sẽ hạn chế nguy cơ bị biến chứng cũng như lây bệnh cho người khác.
Leave a reply