Rubella hay còn gọi là sởi Đức là một bệnh truyền nhiễm do virus rubella gây nên. Phần lớn bệnh ở mức độ nhẹ, tuy nhiên phụ nữ mang thai bị nhiễm Rubella có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như sảy thai, thai chết lưu hay gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Bệnh Rubella là gì?
Rubella là một bệnh nhiễm virus cấp tính, dễ lây lan, hay xảy ra ở trẻ em và thanh niên. Nhiễm virus Rubella thường gây ra tình trạng sốt nhẹ và phát ban ở trẻ em và người lớn, nhiễm trùng ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu, có thể dẫn đến sẩy thai, thai chết lưu hoặc trẻ sơ sinh bị dị tật bẩm sinh (còn được gọi là hội chứng Rubella bẩm sinh).
Virus Rubella được truyền qua các giọt nhỏ trong không khí khi người nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho. Người là vật chủ duy nhất được biết đến. Hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh Rubella nhưng bệnh có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm phòng.
Nguyên nhân gây bệnh rubella
Rubella do virus cùng tên có chứa ARN, thuộc họ Togavirus gây ra. Đây cũng là bệnh có sự phát triển mạnh nhất vào mùa đông xuân. Bất kỳ ai cũng có thể bị Rubella nhưng mối đe dọa nguy hiểm nhất là đối với phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu.
Những yếu tố sau được xem là tăng nguy cơ mắc bệnh Rubella:
- Người chưa từng bị Rubella.
- Người chưa từng tiêm vacxin phòng bệnh.
- Người đi đến nơi đang có dịch Rubella.

Triệu chứng của bệnh rubella
Ban lúc đầu xuất hiện ở trên đầu, mặt, rồi mọc khắp toàn thân nhưng thường không tuần tự như bệnh sởi.
Bệnh Rubella thường nhẹ, các triệu chứng bệnh Rubella thường xuất hiện từ ngày 16-18 sau khi phơi nhiễm. Có biểu hiện tương tự như bệnh cúm. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Sốt: Người bệnh thường có biểu hiện sốt nhẹ, khoảng 38 độ C, kèm nhức đầu, mệt mỏi, đau rát vùng họng, chảy nước mũi trong, thường từ 1-4 ngày, sau khi phát ban thì sốt giảm.
- Nổi hạch ở vùng chẩm, cổ, bẹn, ấn đau. Hạch xuất hiện trước khi phát ban, tồn tại vài ngày sau khi ban bay hết.
- Phát ban: Ban lúc đầu xuất hiện ở trên đầu, mặt, rồi mọc khắp toàn thân nhưng thường không tuần tự như bệnh sởi. Đặc điểm của ban là màu hồng hoặc hơi đỏ, hình tròn hoặc hình bầu dục, kích thước 1-2mm, ngứa, thường kéo dài khoảng 3 ngày sau đó biến mất để lại nốt thâm trên da.
- Ngoài ra có thể đau khớp, viêm kết mạc.
Tuy nhiên có khoảng 50% trường hợp không có những biểu hiện lâm sàng điển hình khiến người bệnh nhầm tưởng triệu chứng bệnh Rubella với các bệnh khác.
Thời gian ủ bệnh và các giai đoạn phát triển của bệnh Rubella
Quá trình phát triển của sởi Đức được tính từ lúc virus Rubella xâm nhập vào cơ thể đến khi khỏi bệnh. Theo đó, quá trình này được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn ủ bệnh
- Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus Rubella sẽ có khoảng thời gian ủ bệnh trung bình 16 – 18 ngày. Lúc này, người bệnh đã nhiễm virus Rubella nhưng chưa phát ra triệu chứng.
Giai đoạn phát bệnh
- Những triệu chứng điển hình có thể xảy ra ở giai đoạn này là sốt, phát ban, trong một số trường hợp có thêm tình trạng nổi hạch hay viêm khớp.
- Người bệnh sốt nhẹ khoảng 38 độ C đồng thời có các triệu chứng như đau họng, nhức đầu, chảy mũi trong, viêm kết mạc. Các triệu chứng này có thể kéo dài khoảng 2 – 3 ngày.
- Phát ban là biểu hiện đặc trưng nhất của sởi Đức. Chuyển qua giai đoạn này thì sốt đã giảm. Ban bắt đầu xuất hiện trên đầu, xuống mặt rồi lan khắp toàn thân trong vòng 24 giờ.
Giai đoạn lui bệnh
- Người bệnh giai đoạn này sẽ hết sốt, nốt ban lặn nhanh và không để lại dấu vết trên da, hạch cũng có thể lặn sau 1 tuần.
Bệnh Rubella có nguy hiểm không?
Bệnh Rubella không nguy hiểm, nhưng nếu không phòng ngừa, điều trị có thể diễn tiến nặng: đau các khớp ngón tay, đầu gối, cổ tay, viêm não… Đặt biệt, phụ nữ mang thai nhiễm virus Rubella sẽ truyền bệnh qua thai nhi, gây dị tật, ảnh hưởng đến suốt đời.
Đường lây truyền rubella
Rubella lây truyền qua đường hô hấp do virus Rubella cư trú ở vòm họng và hạch bạch huyết. Người bình thường nếu tiếp xúc với dịch tiết, chất nhầy hoặc giọt bắn của người bệnh do họ ho, sổ mũi ra bên ngoài không khí sẽ bị lây bệnh. Giai đoạn dễ lây nhiễm nhất là từ 7 ngày trước đến 7 ngày sau khi phát ban.
Trẻ bị hội chứng rubella bẩm sinh có thể lây truyền vi rút trong khoảng thời gian một năm hoặc hơn.
Chẩn đoán bệnh rubella
Chẩn đoán phân biệt bao gồm bệnh sởi, sốt tinh hồng nhiệt, giang mai thứ phát, phát ban thuốc, ban đỏ nhiễm khuẩn (erythema infectiosum), và tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn cũng như nhiễm echovirus và coxsackievirus ( xem Bảng: Một số virus đường hô hấp). Nhiễm enterovirus và parvovirus B19 (Ban đỏ nhiễm khuẩn) có thể được lâm sàng không thể phân biệt được.
Một số bệnh trên có thể được phân biệt với rubella như sau:
- Sởi: Rubella khác biệt với bệnh sởi do ban biểu hiện nhẹ hơn và bay nhanh hơn, các triệu chứng toàn thân nhẹ và tồn tại ngắn hơn, và không có hạt Koplik, chứng sợ ánh sáng hay ho.
- Sốt tinh hồng nhiệt: Trong ngày khởi phát, sốt tinh hồng nhiệt thường gây nên các triệu chứng toàn thân nặng nề hơn và viêm họng khác với rubella.
- Bệnh giang mai thứ phát: Ở bệnh giang mai thứ phát, hạch viêm không mềm, và ban thường nổi lên trên lòng bàn tay và lòng bàn chân. Ngoài ra, xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai thường có sẵn.
- Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn: Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn có thể được phân biệt bởi viêm họng nặng hơn, chứng khó chịu kéo dài hơn, và tăng lympho bào không điển hình và với xét nghiệm kháng thể virus Epstein-Barr.
Biện pháp điều trị bệnh rubella
Đến nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị để điều trị bệnh Rubella. Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng của bệnh nhẹ, người bệnh chỉ cần nằm nghỉ ngơi, uống nhiều nước và dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể tăng cao.
Phụ nữ mang thai mắc bệnh Rubella cần đi khám bác sĩ để có chỉ định điều trị bằng thuốc (như dùng acetaminophen để giảm các triệu chứng). Hoặc những trường hợp nghiêm trọng hơn, điều trị có thể bao gồm truyền máu hay dùng steroid (loại hormone tổng hợp có tác dụng điều trị chứng viêm).

Phòng ngừa bệnh rubella
Luôn giữ vệ sinh môi trường, ngoại cảnh, phòng ốc thông thoáng. Giữ vệ sinh trong sinh hoạt, ăn uống, mang khẩu trang khi ra đường. Tránh tập trung đông người trong thời gian có dịch xảy ra.
- Nâng cao thể lực bằng cách tập thể dục thể thao, sinh hoạt điều độ, ăn uống đầy đủ dưỡng chất.
- Phụ nữ mang thai chưa có miễn dịch nên tránh tiếp xúc với người bệnh rubella, nếu lỡ tiếp xúc thì nên đi khám bệnh để các bác sĩ cân nhắc và xử trí đúng đắn nhất.
- Cho người bệnh ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây.
Bệnh Rubella hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị dứt điểm. Khi có những biểu hiện mắc bệnh, hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và tham khảo ý kiến bác sĩ để quá trình điều trị bệnh Rubella diễn ra thuận lợi, nhanh chóng.
Leave a reply