Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm rất phổ biến trên thế giới trong nhiều năm qua. Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 20 triệu người mắc bệnh sởi ở mọi quốc gia. Tuy tình trạng này chủ yếu xuất hiện ở trẻ nhỏ, nhưng người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc phải, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Sởi là bệnh gì?
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp, do vi rút sởi gây ra. Bệnh có đặc điểm lâm sàng là sốt, viêm long đường hô hấp, đường tiêu hoá, viêm kết mạc mắt, phát ban có thứ tự. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em và dễ phát thành dịch.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh sởi gây ra bởi virus Paramyxovirus, thế nhưng quá trình lây truyền mới là điều đáng lo ngại của bệnh này.
Thường virus sởi có 2 loại kháng nguyên đó là:
- Kháng nguyên tan hồng cầu (Hemolysin).
- Kháng nguyên ngưng kết hồng cầu (Hemagglutinin).
Con đường lây bệnh chủ yếu của bệnh sởi là:
- Tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết của người bệnh.
- Tiếp xúc với đồ vật có tồn tại virus sởi từ người bệnh.
- Virus gây ra căn bệnh sởi.
- Đường hô hấp: tiếp xúc với các giọt hô hấp (nước mũi, nước bọt) của người bệnh bay trong không khí khi nói chuyện, hắt hơi, ho…

Triệu chứng của bệnh sởi
- Sốt.
- Ho khan.
- Chảy nước mũi.
- Mắt đỏ.
- Ăn không ngon.
- Chảy máu cam.
- Đau họng.
- Viêm kết mạc.
- Không chịu được ánh sáng.
- Người mọc ra những đốm đỏ lớn, phẳng, chập vào nhau Sổ mũi.
- Xuất hiện những đốm Koplik trắng nhỏ với tâm màu trắng hơi xanh trên nền đỏ bên trong miệng hay trên niêm mạc bên trong của má.
Cần cách ly bao nhiêu ngày để tránh lây bệnh sởi
Khi phát hiện sởi triệu chứng cần nhanh chóng cách ly để tránh lây lan bệnh:
- Hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quanh trong vòng 7 ngày kể từ khi phát ban.
- Trẻ nhỏ nên nghỉ học ít nhất 4 ngày tính từ ngày phát ban. Nếu có thể nên nghỉ thêm để tránh lây bệnh cho các học sinh khác.
- Bệnh nhân sởi điều trị trong bệnh viện cần cách ly đường hô hấp cho đến ngày thứ 4 sau khi phát ban.
Biến chứng của bệnh
- Viêm thanh quản.
- Viêm phế quản.
- Viêm phế quản – phổi.
- Viêm não – màng não – tuỷ cấp do vi rút sởi.
- Viêm não chất trắng bán cấp xơ hoá.
- Cam tẩu mã.
Cách điều trị bệnh
- Chủ yếu là điều trị triệu chứng-săn sóc và nuôi dưỡng.
- Hạ sốt: Phương pháp vật lý, thuốc hạ sốt thông thường.
- An thần.
- Thuốc ho, long đờm.
- Kháng histamin: Dimedron, pipolphen.
- Sát trùng mũi họng: Nhỏ mắt nhỏ mũi bằng dung dịch chloromycetin, argyrol.
- Kháng sinh chỉ dùng khi có bội nhiễm và dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, và trẻ suy dinh dưỡng.
- Khi có biến chứng: Viêm thanh quản, viêm não, sởi ác tính thì dùng kháng sinh và Corticoit.
- Các biện pháp hồi sức tuỳ theo triệu chứng của bệnh nhân: Hồi sức hô hấp khi có suy hô hấp hồi sức tim mạch…
- Chế độ ăn uống lỏng, mềm, đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.

Các cách phòng tránh bệnh sởi
Các cách phòng tránh bệnh bao gồm:
- Cách ly, hạn chế tiếp xúc với người bệnh, người nghi bị nhiễm bệnh.
- Nếu có tiếp xúc với người bệnh cần rửa tay, sát khuẩn sạch sẽ.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nơi ở, nơi làm việc thoáng mát, sạch sẽ.
- Nếu dịch sởi bùng phát cần hạn chế đến nơi tập trung đông người.
- Trẻ cần tăng cường dinh dưỡng đầy đủ để phòng suy dinh dưỡng.
- Tăng cường vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân cho trẻ tránh mắc bệnh cơ hội.
- Trẻ mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh sởi phải được cách ly, nghỉ học và không đến nơi tập trung đông người để tránh lây lan trong cộng đồng.
- Cha mẹ và người chăm sóc nên chú ý đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ có sốt phát ban và kèm theo ho.
Thời gian là vàng là bạc nhưng sức khỏe lại là vô giá. Hãy luôn dành thời gian để chăm sóc cho cơ thể và sức khỏe của chính mình và những người thân xung quanh. Bệnh sởi luôn bùng phát rất nhanh và gây nguy hiểm đến cho sức khỏe chúng ta. Vì vậy chúng ta phải có các biện pháp phòng tránh và phương pháp điều trị cụ thể và hiệu quả để có thể đảm bảo được một sức khỏe tuyệt vời nhất.