Sỏi thận là một căn bệnh phổ biến ở Việt Nam. Sỏi thận có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như tắc đường tiểu, nhiễm trùng, suy thận… thậm chí dẫn đến tử vong.
Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?
Sỏi thận nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ không gây nguy hiểm, nhưng nếu để lâu có thể dẫn đến biến chứng suy thận. Cùng hiểu về cách thức nhận biết cũng như biến chứng của bệnh để biết cách phòng ngừa và có phương pháp điều trị phù hợp.
Nhiều người lo lắng khi biết mình mắc bệnh và đặt ra câu hỏi bệnh sỏi thận có nguy hiểm không? Lo lắng vấn đề này hoàn toàn không thừa, bởi căn bệnh này có diễn biến âm thầm, nhiều người mắc bệnh có thể không nhận ra cho tới khi cơn đau quặng thận xuất hiện hoặc biết mình mắc bệnh khi đi khám tổng quát tại bệnh viện.
Các loại sỏi thận thường gặp:
- Sỏi canxi.
- Sỏi axit uric.
- Sỏi nhiễm trùng.
- Sỏi cystin…
Tùy vào kích thước của viên sỏi mà bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp như uống thuốc để tống sỏi ra ngoài theo đường tiểu, nếu sỏi quá lớn buộc phải can thiệp phẫu thuật để lấy sỏi, người bệnh cũng nên có những phương pháp điều trị dự phòng để tránh tái phát sỏi thận.
Biến chứng bệnh sỏi thận
Tắc nghẽn đường tiết niệu
Sỏi xuất hiện ở bể thận và đài thận, trôi xuống niệu đạo, niệu quản gây tắc nghẽn đường tiết niệu. Tình trạng nước tiểu không thể chảy từ thận đến bàng quang để thoát ra ngoài, sẽ gây ứ đọng tại thận, gây ra hiện tượng són tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt. Tắc nghẽn đường tiết niệu kéo dài có thể gây suy thận không thể hồi phục nếu không được điều trị vì nước tiểu sẽ chảy ngược lại vào niệu quản và thận.
Ứ mủ bể thận
Tình trạng viêm bể thận nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ứ mủ. Biến chứng này là một cấp cứu nội khoa nặng, có thể hủy hoại nhanh nhu mô thận. Bên cạnh các biểu hiện của viêm bể thận cấp, có thể sẽ thấy thận sưng to, sờ có cảm giác đau tức.
Vỡ thận đột ngột
Biến chứng này rất hiếm gặp, chỉ xuất hiện ở 1- 2 % người bị sỏi. Tai biến này xảy ra do nước tiểu tích tụ nhiều làm gia tăng áp lực thận, vách thận bị giãn mỏng tối đa gây vỡ thận đột ngột. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết hoặc tử vong.
Suy giảm chức năng thận
Sỏi thận có nguy hiểm không? – Nguy hiểm nhất là gây suy thận. Tình trạng nhiễm trùng thận, thận ứ nước kéo dài sẽ khiến chức năng lọc suy giảm, các chất cặn bã và khoáng chất không được đào thải ra ngoài dẫn đến suy thận cấp và mãn tính. Suy thận giai đoạn cuối sẽ cần lọc máu hoặc chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống, để lại gánh nặng về kinh tế.
Phòng ngừa bệnh sỏi thận
Để phòng trị sỏi thận và có một hệ bài tiết khỏe mạnh, cần phản:
- Uống đủ nước mỗi ngày. Ở người trưởng thành cần khoảng 2 – 3 lít nước mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh.
- Giảm bớt lượng muối và các gia vị trong bữa ăn hàng ngày.
- Hạn chế các thực phẩm có thành phần dễ hình thành sỏi.
- Hạn chế sử dụng các thuốc làm tăng nguy cơ tạo sỏi khi không thực sự cần thiết.
- Hạn chế dung nạp mỡ, cholesterol vào cơ thể giúp giảm nguy cơ sỏi tiết niệu và các bệnh tim mạch.
- Không nhịn tiểu, khi có nhu cầu cần giải quyết ngay.
Bệnh sỏi thận có diễn biến âm thầm, người mắc bệnh sỏi thận có thể không nhận ra cho tới khi đi khám.. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì rất có thể sẽ dẫn tới biến chứng suy thận. Do vậy việc cung cấp cá kiến thức về bệnh sỏi thận để sớm nhận biết cũng như phòng ngừa là điều quan trọng.
Leave a reply