Bệnh sùi mào gà không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống chăn gối và hạnh phúc gia đình. Khi mắc sùi mào gà, bệnh nhân thường mất hẳn tự tin khi muốn thể hiện phong độ giường chiếu với bạn đời.
Sùi mào gà là bệnh gì?
Sùi mào gà còn có tên gọi khác là mụn cóc sinh dục. Đây là căn bệnh khá phổ biến ở cả nam và nữ. Bệnh do một số loại virus HPV gây ra. Đa số trường hợp sẽ tự khỏi nếu được chữa trị đúng cách nhưng cũng có những trường hợp nguy hiểm hơn vì liên quan đến yếu tố gây bệnh ung thư cổ tử cung và các bệnh lý khác lây truyền qua đường tình dục.
Nguyên nhân gây nên sùi mào gà
Hầu hết người có quan hệ tình dục đều sẽ bị nhiễm virus tại một thời điểm nào đó trong đời. Ngoài ra, các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm bệnh bao gồm:
- Quan hệ tình dục không có dụng cụ bảo vệ.
- Quan hệ tình dục khi không biết tiền sử tình dục của bạn tình.
- Có nhiều bạn tình.
- Nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
- Quan hệ tình dục sớm.
- Hệ miễn dịch kém như nhiễm HIV hoặc dùng thuốc chống thải ghép.
- Người dưới 30 tuổi.
- Người hút thuốc lá.
- Có mẹ bị nhiễm virus HPV.

Dấu hiệu nhận biết bệnh sùi mào gà
- Các nốt sùi do nhiễm virus HPV ở nữ giới có thể xuất hiện bên trong hoặc ngoài âm đạo, hậu môn, cổ tử cung.
- Kích ứng hoặc ngứa bộ phận sinh dục.
- Đau đớn khi quan hệ tình dục.
- Đau rát khi tiểu, tiểu khó.
- Cơ quan sinh dục tiết dịch bất thường, có mùi hôi, tấy đỏ…
- Chảy máu bất thường vùng âm đạo.
- Gặp vấn đề về kinh nguyệt: Chu kỳ kéo dài bất thường, kinh nguyệt không đều.
- Khách hàng nữ có một vài yếu tố nguy cơ như vệ sinh cá nhân không tốt, quan hệ tình dục không an toàn, nạo phá thai,…
Bệnh sùi mào gà nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sùi mào gà không chỉ dừng lại ở việc gây ra khó chịu cho bệnh nhân mà còn dẫn đến nhiều biến chứng khó lường. Sự nguy hiểm của căn bệnh này biểu hiện cụ thể như:
- Bệnh nhân thường tự ti, ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh đặc biệt khi những nốt sùi mào gà xuất hiện trên miệng.
- Ảnh hưởng đời sống tình dục do bệnh nhân mặc cảm, lo sợ, e ngại quan hệ. Khi quan hệ sẽ khiến họ đau và khó chịu, khó đạt được hưng phấn và tác động đến cuộc sống của hai vợ chồng.
- Những nốt sùi khi diễn tiến nặng sẽ đem lại cảm giác đau rát, vướng víu lúc bệnh nhân đi lại. Như vậy, sùi mào gà gây ra những bất tiện, phiền phức trong cuộc sống hàng ngày.
- Những biến chứng mà sùi mào gà đem lại thường có: Ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật,… gây ra chứng vô sinh, hiếm muộn.
- Nếu mắc bệnh trong giai đoạn mang thai sẽ có khả năng cao bị sảy thai hoặc thai chết lưu hoặc sinh non. Ngoài ra thai nhi cũng có nguy cơ mắc bệnh ngay sau khi sinh hoặc nhiễm bệnh khi bú sữa mẹ.
- Nếu bệnh nhân chủ quan, e ngại không điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hại: Ung thư, di căn, vùng da có nốt sùi bị hoại tử hoặc thậm chí tử vong.

Sùi mào gà lây qua đường nào?
Sùi mào gà là căn bệnh xã hội nguy hiểm, xảy ra ở cả nam và nữ thuộc mọi lứa tuổi. Theo các chuyên gia cho biết: sùi mào gà lây qua 3 con đường chính: Lây qua đường tình dục, từ mẹ sang con, lây qua vết hở.
Quan hệ tình dục không an toàn
Quan hệ tình dục không an toàn chính là con đường lây truyền phổ biến nhất. Bất kỳ hoạt động tình dục nào cũng đều có nguy cơ làm lây nhiễm bệnh sùi mào gà. Bệnh có thể lây truyền khi:
- Quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với người bị nhiễm HPV (kể cả khi họ không có triệu chứng) mà không dùng bao cao su.
- Sùi mào gà có thể lây lan từ khu vực sinh dục đến xung quanh hậu môn kể cả khi không có quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
- Tiếp xúc ngoài da với bộ phận sinh dục, điều này chỉ ra rằng, HPV có thể lây truyền kể cả khi quan hệ tình dục không có sự xâm nhập, cực khoái hoặc xuất tinh.
- Dùng chung đồ chơi tình dục nhưng không rửa sạch.
Lây từ mẹ sang con
Khi phụ nữ mang thai cổ tử cung có chứa virus gây bệnh. Thai nhi đi qua cổ tử cung và âm đạo của mẹ, chúng sẽ tiếp xúc với virus này qua các tổn thương sùi dẫn đến con khi sinh ra có thể bị sùi mào gà.
Sùi mào gà lây qua vết thương hở
Khi tiếp xúc với những vết thương tại nơi chứa virus gây, những vùng da nhạy cảm trên cơ thể mình, thì có nguy cơ rất cao bị nhiễm sùi mào gà.
Ngoài ra bệnh sùi mào gà còn có thể lây qua đường ăn uống, các vật dụng cá nhân như: bồn tắm, quần lót, bồn tắm, bàn chải đánh răng.., đều chứa virus HPV gây bệnh. Vì vậy mọi người cần chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không dùng chung đồ dùng và động chạm vào vết bị sùi mào gà.
Giai đoạn phát triển của bệnh sùi mào gà
Theo quá trình phát triển của sùi mào gà, nhiều chuyên gia chia bệnh làm 5 giai đoạn tương ứng với các triệu chứng dưới đây:
- Giai đoạn ủ bệnh: Đây là giai đoạn người bệnh tiếp xúc với mầm bệnh cho đến khi xuất hiện nốt sùi đầu tiên. Khoảng thời gian này có thể vài tuần, vài tháng hoặc lên đến vài năm. Thông thường là khoảng 3 tháng.
- Giai đoạn khởi phát: Hiểu một cách đơn giản, đây là sùi mào gà giai đoạn đầu. Người bệnh xuất hiện nốt sang thương nhỏ, màu nhạt, nằm rải rác…
- Giai đoạn phát triển: Ở giai đoạn này, các nốt sùi phát triển mạnh về kích thước, số lượng, vị trí… ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và quá trình sinh hoạt.
- Giai đoạn biến chứng: Trong dân gian, đây được gọi là sùi mào gà giai đoạn cuối. Người bệnh có biểu hiện bội nhiễm, vùng bị tổn thương bị sưng tấy, tiết dịch, loét, dễ chảy máu. Một số người có biến chứng sang ung thư hậu môn, vòm họng…
- Giai đoạn tái phát: Sau khi chữa khỏi, người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát từ chính người bạn tình hoặc do virus trong cơ thể chưa được loại bỏ hoàn toàn. Thông thường, tình trạng của người bị tái phát sùi mào gà sẽ nặng hơn nguyên phát.
Phương pháp điều trị bệnh
Bệnh sùi mào gà rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn. Mục đích của các phương pháp điều trị hiện nay là điều trị triệu chứng, tổn thương và ngăn ngừa bệnh tiến triển. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là các phương pháp điều trị bệnh phổ biến:
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, chẳng hạn như thuốc giảm đau, thuốc kháng virus,…
- Các phương pháp cắt bỏ sùi mào gà chẳng hạn như sử dụng nitơ đông lạnh, sử dụng laser,…
Cách phòng ngừa sùi mào gà
Nếu đang trong độ tuổi có sinh hoạt tình dục, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây để bảo vệ bản thân và người bạn đời khỏi nguy cơ bị nhiễm hoặc lây lan HPV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác:
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
- Không thụt rửa sâu vào âm đạo khi bạn vệ sinh vùng kín.
- Không dùng chung đồ chơi tình dục với bất kỳ ai.
- Kiểm tra định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Điều trị triệt để các bệnh lây qua đường tình dục.
- Trao đổi với bạn tình, nếu bạn bị nhiễm HPV để cùng điều trị.
- Chung thủy một vợ một chồng hoặc hạn chế số lượng bạn tình.
- Tiêm vắc-xin HPV để được bảo vệ khỏi nguy cơ bệnh sùi mào gà và ung thư cổ tử cung.
Sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến. Một số người chỉ nhiễm một lần, trong khi những người khác rất thường xuyên tái phát. Việc điều trị có thể loại bỏ nốt sùi, nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn virus HPV. Do đó, bạn nên dự phòng nguy cơ bị lây nhiễm và nên chú ý quan hệ tình dục an toàn, chung thủy.