Suy giáp là tình trạng tuyến giáp sản xuất không đủ một số hormon. Nồng độ hormon tuyến giáp thấp có thể gây ra một loạt các dấu hiệu và triệu chứng. Nếu không nhận biết sớm và điều trị, suy giáp có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng.
Suy giáp là bệnh gì?
Suy giáp hay còn gọi là nhược giáp, giảm chức năng tuyến giáp chỉ tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp khiến tuyến giáp không sản xuất ra đủ hormone như thyroxine, T3, T4 cần thiết cho quá trình kiểm soát việc trao đổi chất của cơ thể.
Suy giáp có mức độ nguy hiểm cao khi dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn, gây ra biến chứng không thể phục hồi và cần phẫu thuật phức tạp để điều trị.
Nguyên nhân gây bệnh
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh suy giáp, một trong số đó là:
- Cơ thể tiết ra các kháng thể tấn công tuyến giáp. Đây là một biểu hiện của của rối loạn cơ thể.
- Mang thai.
- Xảy ra sau khi điều trị bệnh cường giáp.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc như lithium và amiodarone.
- Phẫu thuật tuyến giáp.
- Trải qua điều trị bằng xạ trị.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh suy giáp?
Suy giáp có thể xảy ra ở cả hai giới trong bất kỳ độ tuổi nào tuy nhiên phổ biến hơn là ở phụ nữ.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đó là:
- Phụ nữ trên 60 tuổi.
- Rối loạn tự miễn.
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tự miễn.
- Từng được điều trị xạ trị iod hoặc thuốc ức chế tuyến giáp.
- Tiền sử chiếu bức xạ ở cổ hoặc phần ngực trên.
- Tiền sử phẫu thuật tuyến giáp (hoặc một phần tuyến giáp).

Triệu chứng bệnh suy giáp
Suy tuyến giáp nhẹ thường có các triệu chứng không rõ ràng, thêm vào đó bệnh thường phổ biến ở người cao tuổi nên các bệnh nhân thường nghĩ triệu chứng đó là do tuổi già như:
- Ăn không ngon miệng.
- Táo bón.
- Da tái xanh hoặc khô, dễ bị lạnh.
- Trí nhớ giảm sút, trầm cảm.
- Giọng khàn hoặc trầm hơn.
- Có thể thở gấp hoặc thay đổi nhịp tim.
- Đau khớp hoặc các cơ.
- Phụ nữ có thể có vấn đề về kinh nguyệt.
- Người bệnh ít có hứng thú trong tình dục hơn.
Nếu suy giáp ở mức độ trầm trọng thì có thể biểu hiện nặng nề hơn như: lưỡi phình to ra (chứng lưỡi lớn), phù toàn thân: mặt, tay chân, da sậm màu và xù xì do lớp sừng phát triển dày.
Biến chứng suy tuyến giáp
Nếu Suy giáp dưới lâm sàng không được điều trị, có thể dẫn đến các nguy cơ sau:
- Tăng cholesterol,Triglyceride, giảm HDL.
- Tăng đề kháng mạch máu ngoại biên.
- Thay đổi nội mạc mạch máu.
- Tăng nguy cơ bệnh mạch máu ngoại biên ở nữ.
- Tăng độ dầy Động mạch cảnh.
- Tăng suy tim sung huyế.
- Suy chức năng tâm thất ở thì tâm thu và tâm trương.
- Tăng nguy cơ trầm cảm, lo lắng, cơn hoảng loạn.
- Tăng nguy cơ chậm lớn ở trẻ có Mẹ bị suy giáp dưới lâm sàng lúc mang thai.
Chẩn đoán suy tuyến giáp
Chẩn đoán suy giáp dựa vào các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm đặc hiệu liên quan đến tuyến giáp: TSH tăng hoặc bình thường, FT3, FT4 giảm.
- Các xét nghiệm không đặc hiệu khác: Công thức máu có hồng cầu bình thường hoặc to, thiếu máu, rối loạn mỡ máu ( tăng cholesterol, tăng triglycerid), rối loạn điện giải (hạ natri máu).
- Siêu âm tuyến giáp: Suy giáp khi siêu âm khó phát hiện được nhu mô tuyến giáp hoặc thấy tuyến giáp teo nhỏ, nhu mô tuyến giáp có đậm độ giảm âm, nhiều xơ hóa.
- Siêu âm tim: Một số trường hợp có thể thấy tràn dịch màng tim.
- Chụp X-quang lồng ngực: Thâm nhiễm cơ tim làm bóng tim to.
- Điện tâm đồ: Kết quả của điện tâm đồ cho thấy nhịp chậm xoang, điện thế thấp.

Biện pháp điều trị suy giáp
Phương pháp điều trị suy được bác sĩ chỉ định tùy theo nguyên nhân gây bệnh.
- Nếu suy giáp tạm thời do dùng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp quá liều, chỉ cần giảm thuốc là đủ.
- Nếu suy giáp do thiếu hụt iốt, cần bổ sung chất này.
- Trong trường hợp bệnh xuất hiện do suy thùy trước tuyến yên, bác sĩ sẽ cho bổ sung các hoóc môn cần thiết.
- Với những bệnh nhân suy tuyến giáp vĩnh viễn, cần bổ sung hoóc môn tuyến giáp suốt đời.
Các bệnh nhân hôn mê do suy giáp cần được chăm sóc tại khoa điều trị tăng cường, đặt máy theo dõi các chức năng sống và làm một số xét nghiệm cần thiết. Về thuốc, cần dùng hoóc môn tuyến giáp liều cao và glucocorticoid.
Suy giáp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của bạn. Vậy nên, khi phát hiện các dấu hiệu bệnh cần được thăm khám và điều trị phù hợp. Ngoài ra, thiết lập những thói quen ăn uống khoa học, lối sống sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ và tập thể thao lành mạnh sẽ giúp phòng ngừa đẩy lùi căn bệnh suy giáp.