Bệnh thủy đậu lây truyền qua đường hô hấp, đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất đó là trẻ em. Tuy nhiên, người lớn chưa có miễn dịch cũng có khả năng mắc bệnh, đặc biệt bị thủy đậu khi mang thai sẽ vô cùng nguy hiểm.
Bệnh thủy đậu khi mang thai
Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn. Nguy cơ mắc bệnh thủy đậu sẽ tăng lên khi có kèm Viêm phổi.
Theo nghiên cứu về dịch tễ học tại Anh và Mỹ, tỷ lệ bị thủy đậu khi mang thai chiếm khoảng 3/1.000. Nếu chiếu theo tỷ lệ này, mỗi năm tại Mỹ có ít nhất 3 triệu phụ nữ mang thai, thì có đến 9.000 trường hợp bị thủy đậu khi mang thai mỗi năm.
Dấu hiệu nhận biết thủy đậu ở mẹ bầu
Bệnh thủy đậu thường gặp những dấu hiệu điện hình sau:
- Nhức đầu, mệt mỏi, sốt nhẹ.
- Đau họng, sổ mũi.
- Trên bề mặt da có các nốt màu đỏ. Ban đầu các nốt này có ở vùng ngực, lưng sau đó lan dần lên đầu, mắt và toàn bộ cơ thể. Các nốt mụn này làm thai phụ cảm thấy rất ngứa ngáy.
- Sau khi nổi mụn đỏ trên da khoảng vài giờ thì nó sẽ phồng lên thành mụn nước, bên trong có thể chứa nước vàng. Khoảng 1 ngày sau đó, nước bên trong mụn sẽ trở thành màu đục.
- Nếu nốt mụn bị vỡ ra nó đóng thành vảy.

Biến chứng khi mắc bệnh
Hội chứng thủy đậu bẩm sinh, được mô tả lần đầu tiên vào năm 1947, được đặc trưng bởi:
- Sẹo da.
- Bất thường về thần kinh.
- Bất thường ở mắt.
- Bất thường về chi thể.
- Bất thường đường tiêu hóa.
- Cân nặng khi sinh thấp.
- Hội chứng thủy đậu bẩm sinh có tỷ lệ tử vong là 30% trong vài tháng đầu đời và 15% nguy cơ phát triển zona trong bốn năm đầu đời.
Sinh non và sảy thai tự nhiên – Thủy đậu thường không liên quan đến sảy thai tự nhiên trong ba tháng đầu. Trong một số nghiên cứu, không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ sảy thai tự nhiên, sinh non giữa nhóm mẹ mắc thủy đậu và nhóm đối chứng.
Nhiễm thủy đậu sơ sinh – Nhiễm thủy đậu sơ sinh là kết quả của việc truyền virus từ mẹ sang thai nhi ngay trước khi sinh.
Điều trị thai phụ bị thủy đậu
Thai phụ khi bị thủy đậu cần được nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng, thức ăn dễ tiêu hóa. Nếu bà bầu bị sốt có thể sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol. Cần giữ vệ sinh thân thể, tránh làm vỡ những bóng nước vì có nguy cơ bội nhiễm vi virus.
Đối với thai phụ bị thủy đậu diễn tiến nặng, có nguy cơ viêm phổi sẽ được chỉ định dùng Acyclovir đường tĩnh mạch để giảm nguy cơ cho cả mẹ và thai. Acyclovir có vai trò ức chế sự phát triển của virus, từ đó ức chế sự phát triển của bệnh.

Phòng ngừa thủy đậu cho bà bầu
Bệnh thủy đậu khi mang thai được phòng ngừa bằng những cách sau:
- Tiêm vacxin thủy đậu ít nhất 3 tháng trước khi mang thai là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất hiện nay.
- Phụ nữ mang thai không được thăm nom hay chăm sóc người bệnh.
- Nếu tiếp xúc với người mắc bệnh, cần báo cho bác sĩ ngay để được điều trị bằng thuốc có kháng thể thủy đậu. Chú ý rằng nên thực hiện việc này trong vòng 4 ngày sau khi tiếp xúc.
- Thường xuyên giữ vệ sinh thân thể, rửa tay bằng xà phòng vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý và sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng.
- Môi trường sống cần được làm sạch, đảm bảo thông thoáng.
Để bảo đảm an toàn cho mẹ và bé, mẹ bầu tốt nhất nên được sự tư vấn tiền sản về thủy đậu trong thai kỳ. Và nếu chưa có miễn dịch, chủng ngừa là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn. Nếu đã có thai hay đã nhiễm thủy đậu lúc có thai, hãy trao đổi ngay với bác sĩ để được cho lời khuyên tốt nhất để giảm thiểu rủi ro thấp nhất cho bạn.