Bệnh thủy đậu thuộc loại truyền nhiễm cấp tính có thể bùng phát thành dịch. Bệnh này xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp những thông tin hữu ích dành cho bố mẹ ứng phó với bệnh thủy đậu ở trẻ em.
Bệnh thủy đậu ở trẻ em là gì?
Varicella Zoster là virus gây bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh. Chúng thường phát triển trong điều kiện thời tiết ẩm ướt. Vì vậy, bệnh thường xuyên xảy ra vào mùa xuân và có tính chất lây lan nhanh. Hệ miễn dịch yếu kém nên trẻ sơ sinh là một trong những đối tượng dễ bị virus tấn công.
Nguyên nhân gây bệnh
- Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.
- Virus gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc với virus qua nước bọt, dịch tiết mũi hoặc dịch từ các nốt phỏng vỡ ra.
- Hay gặp ở trẻ <10 tuổi (90%), hay tạo thành dịch ở trường học, nhà trẻ.

Biểu hiện nhân biết thủy đậu ở trẻ em
Thủy đậu ở trẻ nhỏ có dấu hiệu xuất hiện những mụn nước li ti, màu đỏ và tản phát rải rác trên bề mặt da của trẻ. Thông thường bệnh được chia làm 4 giai đoạn bao gồm:
- Giai đoạn ủ bệnh: Bệnh thủy đậu có thời gian ủ bệnh khoảng 14-16 ngày và phát triển trong vòng khoảng 10-21 ngày sau khi tiếp xúc với mầm bệnh thủy đậu. Ở giai đoạn này người bệnh không có triệu chứng, biểu hiện bệnh nên khó để biết bản thân đang mắc bệnh.
- Giai đoạn khởi phát: Đây là giai đoạn tiếp theo sau giai đoạn ủ bệnh, bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng như sốt nhẹ, chán ăn, uể oải,… Trong một số trường hợp bệnh nhân có thể có triệu chứng như nổi hạch sau tai, viêm họng. Các biểu hiện ở giai đoạn khởi phát có thể gần giống với triệu chứng của các bệnh cảm cúm thông thường vì vậy phụ huynh dễ chủ quan, dẫn đến nhầm lẫn trong điều trị dẫn đến bỏ qua thời điểm vàng trong điều trị bệnh ở giai đoạn sơ khai.
- Giai đoạn phát bệnh: Ở giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh đã trở nên rõ ràng với sự xuất hiện của những hồng ban sau đó biến thành các mụn nước ngứa, chứa đầy dịch (đầu tiên dịch trong sau đó hóa đục) và cuối cùng là đóng mày. Ban đầu có thể xuất hiện trên ngực, lưng và mặt, sau đó lan ra toàn bộ cơ thể, bao gồm cả bên trong miệng, mí mắt hoặc vùng sinh dục. Mụn nước gây khó chịu, nếu để mụn nước vỡ tăng nguy cơ bội nhiễm.
- Giai đoạn hồi phục: Nếu được điều trị đúng cách, trẻ có thể hồi phục sau mắc bệnh trong vòng 7-10 ngày. Các nốt mụn nước sẽ khô và đóng vảy sau đó bong tróc ra.
Biến chứng khi mắc bệnh
Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
- Bệnh zona thần kinh: Virus thủy đậu vẫn tồn tại ở rễ dây thần kinh của trẻ sau khi khỏi bệnh. Virus sẽ tái hoạt động và gây bệnh zona thần kinh vào thời điểm hệ thần kinh của trẻ suy yếu.
- Nhiễm trùng, bội nhiễm thứ phát: Các nốt mụn nước bị xuất huyết bên trong khi mụn nước bị vỡ, trầy nước, bong tróc sẽ dẫn tới nhiễm trùng, bội nhiễm thứ phát, tạo mủ, lở loét. Tình trạng này sẽ để lại sẹo sâu khó trị khỏi sau khi trẻ khỏi bệnh.
- Viêm thanh quản: Tình trạng này là do mụn thủy đậu mọc ở khoang miệng hay niêm mạc miệng dẫn tới nhiễm trùng, sưng tây.
- Viêm võng mạc: Virus gây bệnh thủy đậu có thể xâm nhập cả vào giác mạc ảnh hưởng tới mắt, gây nên bệnh viêm võng mạc.
- Viêm cầu thận cấp: Bệnh thủy đậu ở trẻ em nếu diễn biến nặng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thận như bệnh viêm thận, viêm cầu thận cấp.
- Viêm tai ngoài, tai giữa: Trường hợp mụn nước mọc ở trong tai có thể gây biến chứng viêm tai ngoài, viêm tai giữa ở trẻ em.
Trẻ bị thủy đậu kiêng gì?
Một số thức ăn nên kiêng khi bị thủy đậu:
- Thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn quá bổ dưỡng.
- Thức ăn cay nóng như các loại gia vị gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, quế….
- Các loại thịt như thịt dê, thịt chó, thịt gà, thịt ngan, các loại hải sản.
- Trái cây có tính nóng như mận, đào, vải, nhãn…

Cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu
Một số biện pháp chăm sóc trẻ mắc bệnh thủy đậu mà bố mẹ có thể tham khảo:
- Để tránh lây lan bệnh ra ngoài, bố mẹ nên cách ly trẻ sơ sinh tại nhà, đồng thời hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người khác.
- Cho trẻ mặc áo quần thấm hút mồ hôi, mềm mại.
- Dùng nước ấm để vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không chà mạnh lên da vì có thể làm vỡ mụn nước.
- Không để trẻ cào, gãi gây trầy xước và tổn thương vùng da.
- Hạn chế cho trẻ ra đường để tránh gió, bởi vì gió lạnh có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.
- Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ
- Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả, ăn nguội nếu trong miệng có các nốt phỏng/loét.
- Dùng dung dịch xanh – methylen hoặc Castellani để chấm lên các nốt phỏng đã vỡ hoặc mọng nước.
- Sử dụng đồ dùng cá nhân riêng biệt với khăn, ly, muỗng, đũa,…
- Tránh tiếp xúc với khu vực đông người để ngăn ngừa lây nhiễm.
- Hạn chế ra gió vì cơ thể dễ bị nhiễm lạnh và làm cho bệnh ngày càng tồi tệ hơn.
Bệnh thủy đậu là bệnh lý nguy hiểm, có thể để lại biến chứng nếu như không được thăm khám và chăm sóc tốt. Vì thế khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh thủy đậu thì các bậc cha mẹ cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Bố mẹ hãy chăm sóc cho trẻ cũng như bản thân thật kỹ lưỡng tránh nguy cơ lây nhiễm.