Bệnh tiêu chảy có thể xảy ra ở mọi đối tượng, dù là người lớn hay trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị sớm, bệnh tiêu chảy sẽ gây mất nước nghiêm trọng và thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy ở người lớn để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Tiêu chảy là bệnh gì?
Tiêu chảy nhiễm trùng là bệnh cảnh tiêu chảy do tác nhân không xâm lấn (virus và vi trùng không xâm lấn) hoặc tác nhân xâm lấn (vi trùng xâm lấn hoặc lỵ amip) gây nên.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới: tiêu chảy là tiêu phân lỏng không thành khuôn nhiều hơn hoặc bằng 3 lần trong vòng 24 giờ.
Nguyên nhân gây bênh
Các nguyên nhân tiêu chảy phổ biến là:
- Nhiễm vi khuẩn từ thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm.
- Nhiễm virus như virus cúm, norovirus hay rotavirus. Trong đó, rotavirus là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy cấp ở trẻ em.
- Nhiễm ký sinh trùng từ thức ăn hoặc nước uống.
- Sử dụng một số thuốc như kháng sinh, thuốc trị ung thư, thuốc kháng axit có chứa magie…
- Không dung nạp hoặc nhạy cảm với một số loại thực phẩm, ví dụ như không dung nạp đường lactose, bệnh Celiac.
- Các bệnh lý ảnh hưởng đến dạ dày, ruột non hay đại tràng như bệnh Crohn.
- Có vấn đề trong chức năng hoạt động của đại tràng, như hội chứng ruột kích thích.

Triệu chứng khi bị bệnh tiêu chảy
- Chóng mặt.
- Chuột rút.
- Đầy hơi, đau bụng, buồn nôn.
- Sốt.
- Phân có máu.
- Khô, dính miệng.
- Nước tiểu màu vàng đậm, hoặc rất ít hoặc không có nước tiểu.
- Ít hay không có nước mắt khi khóc.
- Da lạnh, khô da.
- Mệt mỏi.
Biến chứng của bệnh
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách bệnh có thể gây ra các biến chứng:
- Sốc giảm thể tích.
- Rối loạn điện giải: hạ kali, tăng natri máu.
- Suy thận cấp, hoại tử ống thận.
- Xuất huyết tiêu hóa.
- Rối loạn hấp thu, suy dinh dưỡng.
- Nhiễm khuẩn huyết.
Cách điều trị bệnh
- Bổ sung nước cho cơ thể.
- Sữa chua.
- Nghỉ ngơi.
- Tránh xa một số loại thức ăn.
- Trà hoa cúc.
- Thực phẩm giàu tinh bột.
- Quả việt quất.
- Trà vỏ cam.

Cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy
- Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
- Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch.
- Xử trí đúng cách khi có người bị tiêu chảy cấp.
- Tiêm vắc-xin rotavirus để ngăn ngừa tiêu chảy do rotavirus.
- Khi đi du lịch, hãy chắc chắn rằng bất cứ thứ gì đồ ăn và thức uống đều an toàn. Điều này thậm chí còn quan trọng hơn khi đi du lịch đến các nước đang phát triển. Để đảm bảo an toàn khi đi du lịch:
- Không sử dụng đá lạnh làm từ nước máy.
- Không uống sữa chưa tiệt trùng.
- Không ăn trái cây và rau tươi khi chưa được rửa sạch và gọt vỏ.
- Không ăn thịt hoặc cá chưa nấu chín.
- Không ăn thực phẩm từ người bán hàng rong.
Bệnh tiêu chảy không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng sẽ dẫn đến rất nhiều phiền toái không mong muốn cho người bệnh. Vậy nên, khi phát hiện các triệu chứng mắc bệnh cần thăm khám để được điều trị kịp thời. Để phòng ngừa bệnh, bạn nên tăng cường vệ sinh cá nhân, ăn uống khoa học, tập luyện mỗi ngày tăng sức đề kháng cho cơ thể.