Trào ngược dạ dày là một trong những căn bệnh phổ biến ở nước ta. Căn bệnh này không chỉ gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống hằng ngày của người bệnh và còn có những biến chứng nguy hại. Vì thế, bạn nên tìm hiểu những thông tin về bệnh trào ngược dạ dày ngay từ sớm nhận biết và có biện pháp xử lý phù hợp.
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh gì?
Trào ngược dạ dày thực quản, hay gọi là trào ngược dạ dày là một bệnh lý về đường tiêu hóa rất phổ biến tại Việt Nam. Ở người bình thường, sau khi thức ăn được đưa vào miệng và xuống đến thực quản, các cơ thắt thực quản giãn ra để cho thức ăn cùng các chất lỏng đi vào dạ dày rồi lại đóng lại. Tuy nhiên, người bị trào ngược dạ dày sẽ gặp tình trạng axit từ dạ dày trào ngược lên phần thực quản, khiến cho lớp niêm mạc thực quản bị kích thích và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.
Nguyên nhân gây bệnh
Các nguyên nhân hay đúng hơn là các yếu tố nguy cơ gây bệnh.
- Sự bất thường cơ thắt thực quản dưới.
- Nhu động thực quản quá yếu.
- Giải phẫu thực quản: thực quản quá ngắn, u thực quản, thoát vị hoành.
- Yếu tố gen di truyền.
- Tăng áp lực trong ổ bụng: béo phì, cổ trướng, phụ nữ có thai.
- Do tăng áp lực trong dạ dày và ứ đọng thức ăn.
- Do dùng thuốc non steroid, steroid.
- Vi khuẩn Helicobacter pylori.
- Ăn uống nhiều bia, rượu, nước có ga.
Một số nguyên nhân không liên quan tới bệnh lý
- Stress làm tăng cortisol.
- Thói quen ăn uống không lành mạnh.
- Tác dụng phụ của thuốc tây.

Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Các triệu chứng thường gặp ở trào ngược dạ dày thực quản
- Buồn nôn, nôn.
- Ở hơi, ở nóng, ở chua.
- Đau vùng thượng vị.
- Đắng miệng và hôi miệng.
- Miệng tiết ra nhiều nước bọt.
- Khó nuốt.
- Khàn giọng và ho.
Biến chứng của bệnh
- Viêm xước thực quản.
- Hẹp thực quản.
- Barrett thực quản.
- Loét thực quản.
- Xuất huyết thực quản.
- Dò thực quản.
- Ung thư thực quản.
Kiểm soát bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản có thể điều trị bệnh những loại thuốc sau đây:
- Ăn thành từng bữa nhỏ.
- Lựa chọn các thực phẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa axit như thực phẩm từ tinh bột hay đạm dễ tiêu.
- Hạn chế thực phẩm kích thích tăng tiết axit hay kích thích cơ thắt dưới thực quản: hoa quả có hàm lượng axit cao (chanh, cam, dứa…) và ít các sản phẩm từ sữa.
- Giảm sử dụng các thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm chua cay.
- Không hút thuốc, uống rượu bia, đồ uống có gas, không sử dụng các chất kích thích.
- Giữ cân nặng hợp lý.
- Không nằm hoặc lao động ngay sau khi ăn.
- Thư giãn giảm stress có thể làm giảm triệu chứng bệnh một cách rõ ràng.

Cách phòng ngừa bệnh
Điều chỉnh lại chế độ ăn uống và nghỉ ngơi sẽ giúp bạn phòng ngừa hiệu quả tình trạng trào ngược. Cụ thể:
- Người bệnh trào ngược dạ dày không nên ăn quá nhiều nhất là vào buổi tối.
- Ngoài ra, bệnh nhân trào ngược dạ dày cũng hãy chú ý hạn chế uống rượu, cafe, các đồ uống có chất kích thích và đồ uống có ga để phòng bệnh tốt nhất nhé.
- Hãy nằm ngủ nghiêng sang bên trái.
- Nâng cao đầu khi ngủ để tránh trào ngược hiệu quả.
- Giảm thiểu thói quen ăn Socola.
- Không nên uống quá nhiều nước ép cam và chanh.
- Nhai kẹo cao su giúp sản sinh ra nhiều nước bọt giúp trung hòa axit dạ dày tốt hơn.
- Tránh ăn hành tây sống cũng là biện pháp nên được áp dụng.
Bệnh trào ngược dạ dày ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dương của cơ thể. Vậy nên, khi phát hiện các biểu hiện người bệnh cần được thăm khám và có phương pháp điều trị hợp lý. Điều chỉnh bằng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng giúp kiểm soát triệu chứng, cải thiện chất lượng sống, làm liền sẹo các tổn thương nếu có, sức khỏe hồi phục tốt.