Bệnh tưa miệng có thể gặp ở tất cả các đối tượng, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Bệnh tưa miệng không gây nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh rất khó chịu với cảm giác rát bỏng ở lưỡi.
Bệnh tưa miệng là bệnh gì?
Bệnh tưa miệng, hay nấm miệng là tên gọi phổ biến của bệnh nhiễm trùng miệng do sự phát triển quá mức của nấm Candida gây nên. Bệnh là một dạng bệnh nhiễm trùng ở bề mặt có thể ảnh hưởng gây đến khóe miệng, các mô bên trong lưỡi, má, vòm miệng và cổ họng.
Nguyên nhân gây bệnh tưa miệng
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh:
- Nấm khuẩn: Là nguyên nhân chính gây bệnh tưa miệng, đặc biệt là nấm Candida albicans, loại nấm này chủ yếu có trong đường ruột.
- Thuốc: Các loại thuốc corticoid dạng hít chữa hen phế quản hoặc kháng sinh phổ rộng làm xáo trộn sự cân bằng hệ vi sinh vật trong cơ thể. Chúng vô tình tạo điều kiện cho nấm phát triển mạnh.
- Người có hệ miễn dịch suy yếu: Sức đề kháng không đủ khả năng chống lại vi sinh vật trong đó có nấm khiến chúng gây bệnh. Tình trạng này hay gặp ở người sử dụng thuốc ức chế hệ miễn dịch (corticoid), bệnh nhân HIV/AIDS, ung thư, điều trị ung thư, có cấy ghép tạng.
- Bệnh nhân đái tháo đường: Khi điều trị đái tháo đường hoặc kiểm soát bệnh chưa tốt, có thể tạo cơ hội cho nấm Candida có phát triển mạnh trong khoang miệng do nước bọt có chứa một lượng đường lớn.
- Nhiễm nấm Canida âm đạo: Nấm Canida cũng là tác nhân gây ra nhiễm trùng âm đạo. Nếu vệ sinh không tốt, nấm có thể theo đường tay để lên miệng.
- Ảnh hưởng của các vấn đề khác về răng miệng: Nếu bạn là người đang đeo niềng răng, đeo răng giả, hút thuốc,… đều có khả năng mắc tưa miệng.

Triệu chứng của bệnh tưa miệng
Ở giai đoạn đầu, bệnh tưa miệng có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Khi tình trạng nấm phát triển mạnh mẽ hơn, người bệnh có thể xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng:
- Xuất hiện các mảng màu trắng hoặc vàng nhạt giống phô mai ở lưỡi, má, amidan, lợi hoặc môi.
- Chảy máu khi bị cào xước hoặc chà sát nhẹ.
- Đau nhức hoặc nóng rát khoang miệng.
- Cảm giác như ngậm bông trong miệng.
- Khô da, nứt nẻ khóe miệng.
- Khó nuốt.
- Mất vị giác.
Trong trường hợp nghiêm trọng, tổn thương có thể lan vào thực quản hoặc ống tiêu hóa, gây ra:
- Đau hoặc khó nuốt.
- Cảm giác thức ăn bị kẹt trong cổ họng hoặc giữa ngực.
- Sốt nếu nhiễm trùng lan ra ngoài thực quản.
Biến chứng của bệnh
Nếu bạn có một hệ miễn dịch suy yếu:
- Nấm có thể lan tràn vào nhiều cơ quan khác trong cơ thể, như hệ tiêu hóa, phổi, gan, van tim.
- Bạn có thể có những triệu chứng nặng trong miệng và thực quản, gây đau và khó khăn cho việc ăn uống.
- Nấm có thể lan tràn vào ruột gây khó khăn để nhận đầy đủ dưỡng chất cần thiết.
Cách điều trị bệnh tưa miệng
Sử dụng các biện pháp có sẵn tại nhà
Với bệnh tưa miệng nhẹ, có thể khắc phục bằng các nguyên liệu có sẵn tại nhà. Các nguyên liệu được xử lý để tạo thành dung dịch súc miệng như:
- Nước muối.
- Nước chanh.
- Hỗn hợp nước và giấm táo.
- Hỗn hợp nước và baking soda.
- Hỗn hợp nước, bột nghệ và bột tiêu đen.
Các cách điều trị mẹo dân gian
- Dùng cỏ mực kết hợp mật ong: Lá cỏ mực sơ chế sạch rồi đem giã nhuyễn và vắt lấy phần nước. Hòa nước cỏ mực với một vài giọt mật ong, khuấy đều rồi dùng thoa lên các vùng bị tưa miệng.
- Dùng lá trà xanh: Nhờ công dụng kháng khuẩn của mình, lá trà xanh cũng được rất nhiều người sử dụng để chữa bệnh tưa miệng. Dùng lá trà đun cùng muối trắng, lấy nước đun thấm bông gạc và vệ sinh toàn bộ khoang miệng.
- Dùng lá mít: Đem rửa sạch và phơi khô lá mít, sau đó cho vào bếp củi đốt cháy thành than. Than lá mít đem tán thành bột mịn, trộn với một chút mật ong rồi đem thoa lên vùng có dấu hiệu của bệnh. Bột lá mít có thể làm một lần rồi bảo quản dùng dần, mỗi ngày dùng 2 – 3 lần.

Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa
- Tích cực phòng chống các bệnh truyền nhiễm gây suy giảm hệ miễn dịch.
- Tuyệt đối không lạm dụng thuốc kháng sinh.
- Đi khám răng ít nhất 6 tháng/lần, một năm 2 lần.
- Bỏ hút thuốc lá.
- Hạn chế ăn đồ cay, nóng, đồ ăn thức uống chứa nhiều men, axit.
- Chú ý vệ sinh ăn uống, thức ăn nên tươi mới, vệ sinh sạch sẽ.
- Không cho trẻ uống nước quá nóng, không dùng thức ăn cứng hoặc kích thích để đề phòng tổn thương niêm mạc xoang miệng trẻ.
- Chú ý vệ sinh xoang miệng trẻ và bình sữa; núm vú, đầu vú của người mẹ nên được giữ vệ sinh sạch sẽ.
- Trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc cho trẻ, nên tham khảo ý kiến thầy thuốc.
- Ăn thêm sữa chua hoặc uống viên nang acidophilus khi phải dùng kháng sinh.
- Điều trị ngay bệnh nấm âm đạo sau khi mang thai hoặc sinh đẻ.
Bệnh tưa miệng cho dù mức độ nguy hiểm của bệnh không quá nghiêm trọng. Hãy điều trị sớm ngay từ khi mới phát hiện để đảm bảo bệnh không ảnh hưởng đến các cơ quan khác cũng như sức khỏe tổng thể của bạn. Đừng ngần ngãi thay đổi thói quen sống để ngăn chặn các rủi ro và các vi sinh vật gây bệnh để răng miệng luôn khỏe mạnh. Bạn cần quan tâm, phòng ngừa bệnh giữ gìn vệ sinh răng miệng thật sạch, kiểm soát các bệnh lý nền thật hiệu quả.