Bệnh vẩy nến chịu ảnh hưởng bởi nhiều tác nhân, trong đó có tác nhân đến từ thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ. Bài viết này sẽ liệt kê ra các loại thực phẩm chúng ta nên ăn và nên hạn chế hoặc nên tránh khi bị bệnh vảy nến.
Các loại thực phẩm người bệnh vảy nến nên ăn
Folate
Thành phần này có giữ chức năng quan trọng trong tạo nên các tế bào da cho một làn da khỏe mạnh.
Folate có trong đậu lăng, đậu Hà Lan, cây bông cải xanh, cải bắp, giá…
Kẽm
Thiếu kẽm cũng thường thấy ở bệnh nhân vảy nến. Vì vậy, nên bổ sung các thực phẩm chứa kẽm trong chế độ ăn.
Axit béo Omega-3
Axit béo Omega-3 giúp giảm nhu cầu sử dụng thuốc bôi chứa corticoid mà không làm tình trạng bệnh vảy nến xấu hơn. Điều này có lợi cho người bệnh, vì sử dụng cortiocid lâu dài sẽ có nhiều tác dụng phụ.
Axit béo Omega-3 có trong các loại cá như cá mòi, cá thu và cá hồi… Các loại hạt lanh, hạt hướng dương và hạt mè cũng chứa nhiều axit béo này.
Nước
Nước rất cần thiết cho cơ thể nói chung và làn da nói riêng. Khi mắc bệnh vảy nến, da sẽ trở nên viêm và khô tróc vảy. Vì vậy, uống đủ nước mỗi ngày giúp cải thiện và nhanh chóng phục hồi làn da của người bệnh.
Các loại gia vị chứa chất kháng viêm tự nhiên
Đứng đầu trong danh sách các thức ăn dành cho người bị vảy nến lý tưởng nhất phải kể đến một số loại củ gia vị như gừng, nghệ hay tỏi. Chúng đều chứa chất kháng viêm, giảm đau tự nhiên giúp thúc đẩy quá trình hồi phục của tổn thương trên da một cách an toàn.
Dầu tốt cho tim
Giống như chất béo từ cá, một số loại dầu thực vật cũng chứa axit béo chống viêm. Điều quan trọng là tập trung vào các loại dầu có tỷ lệ axit béo omega-3 và ome.
Probiotics
Probiotics là những vi sinh vật sống mang lại lợi ích sức khỏe cho vật chủ khi được sử dụng với số lượng thích hợp. Việc sử dụng các probiotics được cho là mang lại hiệu quả có lợi cho bệnh nhân vảy nến.
Bổ sung dinh dưỡng
Một đánh giá năm 2013 của các tài liệu nghiên cứu cho thấy rằng các chất bổ sung dinh dưỡng có thể giúp giảm viêm trong bệnh vẩy nến. Dầu cá, vitamin D, vitamin B-12 và selen đều đã được nghiên cứu và cho thấy có tác dụng cải thiện bệnh bệnh vẩy nến tốt. Lợi ích của việc bổ sung các chất dinh dưỡng này có thể bao gồm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh.
Bệnh vảy nến nên ăn cà rốt
Cà rốt cũng là một trong những thức ăn dành cho người bị vảy nến. Thực phẩm này đặc biệt giàu beta carotene và vitamin C. Chúng có tác dụng tích cực trong việc chống viêm da, nâng cao sức đề kháng, làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh vảy nến.

Các loại thực phẩm người bệnh vảy nến nên kiêng
Thịt đỏ
Thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn) chứa nhiều acid béo bão hòa, hoạt hóa con đường IL-23 / IL-17, do đó, ăn quá nhiều thịt đỏ có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm ở bệnh vảy nến.
Rượu
Rượu, bia hay đồ uống có cồn nói chung, đã được ghi nhận một cách rõ ràng là một yếu tố kích hoạt hoặc làm nặng lên bệnh vảy nến: ethanol làm tăng sản xuất TNF-α trong bạch cầu đơn nhân /đại thực bào, và tăng sinh tế bào lympho.
Nightshade
Một trong những tác nhân phổ biến nhất được thấy ở bệnh vẩy nến là việc tiêu thụ nightshade. Nightshade có chứa solanine, là chất có ảnh hưởng đến tiêu hóa và có thể là nguyên nhân gây viêm. Thực phẩm cần tránh bao gồm: cà chua, khoai tây, cà tím, ớt.
Gluten
Bạn có thể tự hỏi liệu bệnh vẩy nến có trở nên tốt hơn nếu chúng ta thực hiện chế độ ăn một không có gluten. Kế hoạch ăn không có gluten có tác dụng tốt đối với những người bị bệnh celiac, là một bệnh tự miễn. Nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh vẩy nến có nhiều khả năng cũng mắc một bệnh tự miễn khác.
Bệnh celiac là một tình trạng sức khỏe đặc trưng bởi phản ứng tự miễn dịch với gluten protein. Những người bị bệnh vẩy nến thường có dấu hiệu tăng gluten. Nếu bạn bị bệnh vẩy nến và nhạy cảm với gluten. Điều quan trọng là phải ngừng ăn các thực phẩm có chứa gluten. Thực phẩm cần tránh bao gồm: lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và mạch nha mì ống, mì và một số thực phẩm chế biến nước sốt và gia vị nhất định bia và đồ uống mạch nha.
Thực phẩm chế biến sẵn
Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến, nhiều calo có thể dẫn đến béo phì, hội chứng chuyển hóa và một loạt các tình trạng sức khỏe mãn tính. Thực phẩm cần tránh bao gồm: thịt chế biến, sản phẩm thực phẩm đóng gói sẵn, trái cây và rau quả đóng hộp, bất kỳ thực phẩm chế biến nào có nhiều đường, muối và chất béo.

Chế độ sinh hoạt người bệnh bị vảy nến
- Giảm cân: Duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể phòng ngừa các triệu chứng vẩy nến và các bệnh lý mãn tính khác.
- Giảm căng thẳng: Căng thẳng và stress có thể là một tác nhân gây bệnh vẩy nến. Do đó, học cách giảm căng thẳng như thiền định, hít thở sâu và luyện tập yoga để giảm bớt các triệu chứng.
- Tăng cường sức khỏe tinh thần: Người bệnh vẩy nến có nhiều nguy cơ mắc bệnh trầm cảm hoặc kém tự tin. Do đó, hãy thường xuyên trao đổi với các thành viên trong gia đình, người thân và bạn bè để cải thiện những vấn đề tâm lý cũng như khó khăn trong cuộc sống.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm da: Điều này có thể giúp da mềm hơn, giữ ẩm, hạn chế tình trạng bong tróc vảy và nứt nẻ da. Ngoài ra, thoa kem chống nắng hoặc có biện pháp che chắn cẩn thận khi hoạt động ngoài trời.
Điều chỉnh chế độ ăn có thể góp phần quan trọng cho việc kiểm soát bệnh vảy nến, bên cạnh việc sử dụng các thuốc điều trị đặc hiệu. Chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh có thể giúp người bị vảy nến cải thiện đáng kể được sức khoẻ tổng thể, đồng thời nâng cao khả năng đề kháng cũng như điều hoà các vấn đề bất thường của hệ thống miễn dịch. Hơn thế nữa, chế độ dinh dưỡng cũng đem lại những ảnh hưởng tích cực cho sức khỏe của làn da và sự căng thẳng thần kinh.