Bệnh vẩy nến da đầu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sinh hoạt và làm việc. Bệnh làm xuất hiện các mảng gàu, ngứa, mất ngủ, nhiễm trùng da, rụng tóc.
Bệnh vảy nến da đầu là gì?
Vảy nến da đầu là bệnh da liễu mãn tính và dễ tái phát. Bệnh lý này là một dạng rối loạn da có cơ chế miễn dịch, đặc trưng bởi tình trạng tế bào sừng tăng sinh liên tục khiến da đỏ và bong nhiều vảy trắng có màu bạc như nến.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến da đầu
Nguyên nhân và yếu tố rủi ro gây ra bệnh vảy nến da đầu, bao gồm:
- Gen: Nghiên cứu cho thấy người mắc bệnh đều có gen gây bệnh vảy nến nằm ở nhiễm sắc thể số 6.
- Thần kinh căng thẳng: Thường xuyên căng thẳng, lo âu tạo điều kiện cho bệnh vảy nến da đầu xảy ra.
- Chấn thương cơ học: Các chấn thương cơ học có thể kích thích vảy nến bùng phát, bao gồm ma sát, tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài hoặc tiếp xúc với các chất kích thích có trong dầu gội, nước hoa,…
- Nhiễm khuẩn: Nhiễm trùng viêm amidan, mũi và họng do liên cầu hoặc virus có men sao mã ngược có thể kích thích phản ứng miễn dịch bất thường và gây khởi phát bệnh.
- Rối loạn chuyển hóa: Ngoài ra, vảy nến da đầu còn có thể khởi phát do rối loạn chuyển hóa đường, đạm. Do đó nếu có chế độ ăn không phù hợp, bệnh có thể phát triển mạnh và lan tỏa trên diện rộng.
- Rối loạn nội tiết: Yếu tố nội tiết tố cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tế bào lympho T và kích thích triệu chứng của vảy nến da đầu bùng phát. Do đó vào thời điểm mang thai và sau khi sinh, vảy nến có khả năng tái phát và chuyển biến nặng nề hơn.
- Rối loạn chuyển hóa trên da: Nghiên cứu mô bệnh học cho thấy, da vảy nến có chỉ số sử dụng oxy cao. Chỉ số sử dụng oxy cao kích thích tổng hợp AND và hoạt động gián phân tăng lên 8 lần, dẫn đến tình trạng tăng sinh tế bào sừng và gây ra bệnh vảy nến.

Triệu chứng của bệnh vảy nến da đầu
Các triệu chứng thường gặp của bệnh vảy nến da đầu, bao gồm:
- Da đầu có vảy, ban đỏ, các mảng da thô ráp, gập ghềnh.
- Vảy bạc, trắng.
- Bong gàu.
- Da đầu khô.
- Ngứa.
- Cảm giác nóng hoặc đau nhức.
- Rụng tóc.
Cách điều trị bệnh vảy nến da đầu
Điều trị bằng thuốc
- Thuốc bôi lên da đầu.
- Dầu gội thuốc.
- Dưỡng ẩm da đầu.
- Tiêm tại chỗ.
- Ánh sáng trị liệu.
- Thuốc sinh học và các loại các thuốc khác tác dụng toàn thân.
Cách trị vảy nến da đầu tại nhà bằng các mẹo dân gian
Bên cạnh các thuốc tây y, người bệnh có thể khắc phục các triệu chứng bệnh bằng một số mẹo dân gian như:
Dầu dừa
Dầu dứa chứa chất giúp làm mềm da và tăng cường sức khỏe da. Dùng một vài giọt dầu dừa massage nhẹ nhàng trên da đầu rồi ủ trong 20 phút. Sau đó gội đầu như bình thường.
Nha đam
Nha đam có khả năng làm mát, làm dịu các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu trên da đầu. Nha đam cũng giúp chữa lành da, hạn chế tình trạng đỏ, bong tróc, kích ứng da. Dùng gel nha đam kết hợp massage vùng da đầu mỗi ngày ba lần trong vòng một tháng sẽ cho thấy hiệu quả rõ rệt.
Trà xanh
Trà xanh có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn giúp làm giảm tình trạng sưng, viêm, đỏ của bệnh vảy nến. Dùng lá trà xanh tươi, rửa sạch, đun lấy nước trà đặc rồi pha thêm nước để gội đầu. Người bệnh có thể đun lá trà xanh làm nước uống hàng ngày cũng có hiệu tích cực.

Phương pháp phòng ngừa bệnh
Các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tái phát vảy nến da đầu, bao gồm:
- Nên gội đầu với nước ấm và massage nhẹ nhàng để loại bỏ vảy bong.
- Hạn chế chà xát và gãi cào lên da.
- Giữ da đầu khô thoáng và tránh tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài.
- Giảm căng thẳng thần kinh bằng cách điều chỉnh thời gian làm việc – nghỉ ngơi, tập thể dục, đọc sách, nghe nhạc,…
- Ăn uống điều độ và hạn chế rượu, thuốc lá, cà phê và một số loại thực phẩm kích thích bệnh bùng phát mạnh.
- Vitamin D trong ánh nắng mặt trời có tác dụng ức chế quá trình tăng sinh tế bào sừng và điều hòa hoạt động miễn dịch.
- Nâng cao sức đề kháng bằng lối sống khoa học và lành mạnh.
- Chủ động phòng ngừa và điều trị dứt điểm các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
- Nếu thương tổn lan rộng ra vùng trán và vùng sau tai, nên dưỡng ẩm thường xuyên.
- Thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe trước khi dùng thuốc.
- Trao đổi với bác sĩ da liễu để được tư vấn về các sản phẩm vệ sinh da đầu dịu nhẹ, an toàn và có độ pH cân bằng.
Vảy nến da đầu là bệnh da liễu lành tính nhưng có tiến triển dai dẳng và dễ tái phát. Do đó ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị, bạn cần kết hợp song song với các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tái phát. Bệnh gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ tái phát đáng kể.