Viêm khớp vảy nến làm một dạng bệnh lý viêm khớp mạn tính, gây ra tổn thương ở mô và các khớp. Nếu tình trạng viêm lan rộng có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng như các cơ quan khác.
Bệnh vảy nến khớp là gì?
Viêm khớp vảy nến là một bệnh lý viêm khớp xảy ra ở một số bệnh nhân mắc bệnh vảy nến. Các triệu chứng ban đầu của bệnh vảy nến thường bắt đầu từ tổn thương da như hiện tượng phát ban đỏ, có vảy, thường xuất hiện nhiều ở khuỷu tay, đầu gối, mắt cá chân, bàn tay và bàn chân người bệnh.
Các bệnh nhân mắc viêm khớp liên quan đến vảy nến thường nằm trong khoảng 50 – 70 tuổi, và tỷ lệ mắc phải tương đương giữa nam và nữ.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến khớp
Viêm khớp vảy nến là bệnh tự miễn, cho tới nay chưa khẳng định rõ nguyên nhân tại sao hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh trong cơ thể. Bệnh có thể do một số yếu tố gây nên như: Di truyền, miễn dịch và môi trường.
- Miễn dịch: Gia tăng hoạt động của bổ thể, Lympho T, tế bào đơn nhân, đại thực bào.
- Yếu tố môi trường: Người bệnh có thể tiếp xúc với hóa chất, các chất phóng xạ, nhiễm vi khuẩn, virus…
- Yếu tố di truyền: Thống kê cho thấy nhiều người bệnh có tiền sử gia đình mắc một trong hai bệnh vảy nến và viêm khớp do vảy nến. Các nghiên cứu cũng chứng minh rằng yếu tố di truyền có liên quan đến bệnh.
Các yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh
- Mắc bệnh vảy nến chính là yếu tố lớn nhất tạo cơ hội cho bệnh viêm khớp vảy nến phát triển, đặc biệt là những người có móng tay xuất hiện những tổn thương gây ra do bệnh vảy nến.
- Trong gia đình có người đã bị viêm khớp với vảy nến ở da cũng tăng khả năng mắc bệnh.
- Những người trong độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi là những trường hợp thường gặp.

Triệu chứng của bệnh vảy nến khớp
- Khớp sưng lên, gây đau và ấm khi chạm vào, triệu chứng thường giống với bệnh viêm khớp dạng thấp.
- Có thể gây ra tình trạng sưng, đau ở các ngón tay, ngón chân, có thể dẫn đến biến dạng chân tay.
- Xuất hiện các cơn đau tại nơi có dây chằng bám vào xương, vị trí thường bị đau là mặt sau gót chân và phía trong bàn chân.
- Một số trường hợp có thể phát triển thành viêm cột sống, thường là viêm cột sống dính khớp ở khớp các đốt sống giữa và khớp giữa xương sống và xương chậu, gây ra tình trạng đau lưng.
Biến chứng của bệnh vảy nến khớp
Tác động với da, tóc và móng
Bệnh thường gặp ở người bệnh vảy nến với các triệu chứng mảng sần sùi, có màu đỏ trên da và móng, thường gặp nhất là các vị trí khớp gần móng ở ngón tay, ngón chân. Lúc này, móng tay có thể trở nên dày, cứng và thô, màu móng cũng thay đổi theo và có dấu hiệu bong tróc. Một số trường hợp khác móng có thể tách khỏi giường móng, gọi là ly móng.
Tác động với hệ cơ xương khớp
Cùng với sự tác động lên da, bệnh vảy nến gây viêm đau, cứng và sưng ở một khớp hoặc nhiều khớp khiến người bệnh di chuyển khó khăn.
Trường hợp ngón tay, ngón chân sưng phù và có hình dạng giống xúc xích gọi là viêm Dactyl.
Tác động đến đến xương
Những phản ứng kỳ lạ của miễn dịch không chỉ tác động đến da mà còn ảnh hưởng đến các cơ xương và khớp. Tình trạng viêm gây sưng, đau ở nhiều khớp, các khớp bị cứng và khó di chuyển, các ngón tay, ngón chân có thể sưng lên, việc gập cột sống khi hoạt động cũng khó khăn hơn.
Tác động đến sụn
Viêm mãn tính có thể tác động và gây những tổn thương nhất định cho sụn đầu xương, có thể gây mòn xương sau thời gian bị viêm.
Tác động đến hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch bình thường sẽ giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus. Tuy nhiên, viêm khớp vảy nến là bệnh với tình trạng tự miễn dịch, là tình trạng khiến cơ thể tự tấn công các cấu trúc trong cơ thể.
Tác động đến thị giác
Những vấn đề liên quan đến vùng mắt trong lúc bệnh nhân nhiễm bệnh viêm khớp liên quan đến vảy nến có thể dẫn đến tình trạng mất thị lực nên cần được điều trị sớm để chữa khỏi.
Tác động đến hệ tiêu hóa
Tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột, các bệnh và đường ruột, đặc biệt là bệnh Crohn.
Tác động đến tim mạch
Người bệnh có những điều kiện gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống tim mạch như có lượng cholesterol cao, béo phì, tiểu đường, huyết áp cao.
Tác động đến tinh thần
Ngoài những tác động vật lý đến cơ thể, bệnh nhân cũng rất dễ ảnh hưởng đến tâm lý khi liên tục gặp phải những cơn đau trên da và ở các khớp, gây khó chịu và dễ lo lắng.
Chẩn đoán bệnh vảy nến khớp
Vảy nến thể khớp có thể được xác định thông qua một số chẩn đoán sau:
Chẩn đoán hình ảnh
- X-quang: Hình ảnh chụp X-quang cho thấy rõ nét những thay đổi ở khớp, chỉ xảy ra trong viêm khớp vảy nến mà không có ở những bệnh viêm khớp khác.
- Chụp MRI: Kết quả chụp cộng hưởng từ bằng sóng radio giúp biểu hiện rõ các đặc điểm của các mô trong cơ thể, vì vậy phương pháp này thường được sử dụng kiểm tra những vấn đề ở gân và dây chằng. Vị trí thường được chụp là lưng dưới và chân.
Xét nghiệm
- Yếu tố dạng thấp (RF): Yếu tố dạng thấp là một kháng thể có ở trong máu của những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, nhưng không có trong máu của bệnh nhân viêm khớp vảy nến. Do đó, việc phát hiện yếu tố này giúp các bác sĩ phân biệt chính xác hai bệnh, tránh sự nhầm lẫn khiến việc điều trị kéo dài, không trúng đích.
- Dịch tiết: Sử dụng một cây kim dài để thu mẫu dịch ở những khớp bị viêm, thường là khớp gối để xác định các tinh thể bệnh lý. Ví dụ, nếu dịch khớp bệnh nhân có tinh thể acid uric, thì xác suất bệnh nhân mắc bệnh gout cao hơn bệnh viêm khớp vảy nến.
Cách điều trị bệnh vảy nến khớp
Các phương pháp hiện tại chủ yếu tập trung kiểm soát tình trạng viêm khớp, tránh làm ảnh hưởng nặng nề đến khớp và các cơ quan xung quanh, ngăn ngừa các cơn đau và nguy cơ tàn tật vĩnh viễn.
Không có cách chữa trị hoàn toàn cho viêm khớp vảy nến, nhưng điều trị có thể thuyên giảm các triệu chứng. Mục tiêu điều trị của bệnh viêm khớp vảy nến bao gồm:
- Lời khuyên tập luyện cho người bệnh.
- Hỗ trợ thuốc cho người viêm khớp dạng thấp, vảy nến thể mảng và viêm khớp vảy nến.
- Đạt hoạt tính bệnh thấp nhất.
- Ngăn ngừa tổn thương cấu trúc.
- Phục hồi chức năng vận động khớp.
- Nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
- Hạn chế các biến chứng: Do không điều trị, do điều trị…
Sử dụng thuốc điều trị bệnh
Phác đồ điều trị viêm khớp vảy nến là sự kết hợp điều trị các triệu chứng bệnh ngay khi xuất hiện, song song đó kết hợp chữa lành các tổn thương ở da và khớp.
- Đối với các tổn thương khớp nhẹ: Sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) đơn hoặc phối hợp cùng tiêm corticosteroid tại vị trí viêm.
- Đối với tổn thương thể trung bình và nặng: Sử dụng các loại thuốc điều trị vảy nến cơ bản như methotrexate hoặc các chế phẩm sinh học.
Hầu hết các loại thuốc dùng trong điều trị bệnh đều phát huy tác dụng trên những tổn thương ở da, cụ thể các nhóm thuốc gồm:
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs).
- Thuốc chống thấp khớp (DMARDs).
- Thuốc ức chế miễn dịch.
- Chất ức chế TNF – alpha.

Cách phòng ngừa bệnh vảy nến khớp
Một số cách ngăn ngừa bệnh nảy nến khớp hiểu quả:
- Thay đổi cách thực hiện các công việc hằng ngày sẽ tạo ra sự khác biệt lớn đến tình trạng xương khớp và giúp bảo vệ chúng khoẻ mạnh hơn.
- Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý giúp xương khớp được giảm nhẹ áp lực khi chịu đựng trọng lượng cơ thể, các khớp xương sẽ linh hoạt hơn và các cơn đau khớp được giảm nhẹ. Chế độ dinh dưỡng ít calo và chứa nhiều thực phẩm rau quả, ngũ cốc sẽ giúp duy trì cân nặng phù hợp.
- Duy trì thói quen tập thể dục, đạp xe, bơi lội, đi bộ là các bài tập ít tạo căng thẳng lên các khớp, đồng thời cũng giúp các khớp linh hoạt và giúp cơ bắp mạnh mẽ hơn.
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh lên các khớp, cơ bắp trong khoảng 20 – 30 phút trong nhiều lần một ngày có tác dụng làm tê, giúp cơ bắp được thư giãn và giảm đau nhức hiệu quả.
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không duy trì thời gian làm việc quá lâu hoặc tập thể dục quá sức, việc này có thể khiến cơ thể, khớp xương trở nên đau và mệt mỏi hơn thay vì cải thiện được tình hình. Hãy chia nhỏ các khoảng thời gian hoạt động trong ngày với các khoảng thư giãn, điều này giúp cơ thể dễ chịu và giảm đi các cơn đau.
Viêm khớp vảy nến có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín khi có những triệu chứng đau khớp bất thường. Bệnh có thể để lại ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Nếu chủ quan, bệnh diễn tiến lâu ngày sẽ gây nguy hại tới sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống đáng kể. Đừng bỏ qua thời điểm vàng để phòng ngừa bệnh và bảo vệ sức khỏe của mình nhé!
Leave a reply