Bệnh vảy nến móng tay tác động chủ yếu vào móng tay của người bệnh, làm thay đổi màu sắc hoặc nền của móng. Những triệu chứng này thường gây ảnh hưởng cả về mặt thể chất, cảm xúc và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bệnh vảy nến móng tay là gì?
Bệnh vảy nến móng tay là một dạng bệnh vảy nến thường gặp. Đây là một dạng rối loạn miễn dịch mãn tính, có tính chất chu kỳ và dễ tái phát. Biểu hiện đặc trưng là tình trạng móng dày, vỡ hoặc tách móng, làm thay đổi hình dạng và kích thước móng tay.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến móng tay
Một số yếu tố được cho là có khả năng thúc đẩy bệnh bùng pháp hoặc tiến triển nặng hơn, bao gồm:
- Suy giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch.
- Môi trường sống ô nhiễm, độc hại.
- Căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, stress…
- Di truyền.
- Tiền sử mắc bệnh về móng tay, móng chân nhưng không được điều trị triệt để.

Dấu hiệu của bệnh vảy nến móng tay
Dấu hiệu của bệnh vảy nến móng tay bao gồm:
- Móng bị rỗ, có vết lõm trên móng.
- Đốm trắng trên móng.
- Móng bị sọc.
- Hình dạng, kích thước của móng thay đổi.
- Móng dày lên.
- Móng bị tách ra khỏi nền móng.
- Đổi màu móng thường là màu vàng hoặc nâu.
- Chảy máu dưới móng.
Những thay đổi khác của móng:
- Bong tróc móng: Nếu móng bị bong ra khỏi nền móng, vi khuẩn sẽ phát triển trong khoảng trống này dẫn đến xuất hiện mảng màu vàng trên đầu móng.
- Tăng sừng dưới da: Là tình trạng nhiều lớp sừng tại biểu bì tăng sinh dưới móng. Khi tăng sinh, các tế bào này sẽ đẩy móng lên, gây khó chịu hoặc đau đớn khi người bệnh tác động lực lên chúng.
Biến chứng của vảy nến móng tay
Để hiểu rõ về mức độ nguy hiểm của bệnh, người bệnh có thể điểm qua một số biến chứng có thể gặp phải:
- Dị dạng móng, gây đau đớn, mất thẩm mỹ.
- Khuyết tật chức năng móng.
- Ảnh hưởng tâm lý (thường gây trầm cảm tùy mức độ nhẹ đến nặng).
- Nhiễm khuẩn thứ cấp (bội nhiễm).
- Viêm khớp.

Cách điều trị bệnh vảy nến móng tay
Thuốc bôi tại chỗ
Trong trường hợp bệnh vảy nến móng tay ở mức độ nhẹ, việc sử dụng những loại kem, thuốc bôi ngoài da sau đây sẽ làm giảm triệu chứng bệnh.
- Corticosteroid.
- Tazarotene.
- Calcipotriol (tương tự như vitamin D3).
- Tacrolimus.
Chế phẩm sinh học
Chế phẩm sinh học là những sản phẩm được điều chế, chiết xuất từ những thành phần nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên. Chúng rất hữu ích trong việc điều trị một loạt tình trạng bệnh, bao gồm cả bệnh vẩy nến và đặc biệt là vẩy nến móng tay.
Diệt trừ nấm
Theo tổ chức bệnh vẩy nến quốc gia, khoảng 1/3 số người bị bệnh vẩy nến móng tay cũng bị nhiễm nấm. Vì vậy khi điều trị vẩy nến, bác sĩ thường kê thêm toa thuốc điều trị nhiễm nấm cùng một lúc. Tuy nhiên, đôi khi những loại thuốc này sẽ gây ra tác dụng phụ như phát bạn da hoặc tổn thương gan.
Dung dịch muối
Sử dụng muối cũng là cách điều trị bệnh vảy nến móng tay đơn giản và dễ áp dụng tại nhà. Muối có tính giải độc, kháng viêm, sát trùng. Do đó sử dụng muối sẽ giảm mức độ ngứa và viêm đỏ.
Sử dụng dầu dừa
Dầu dừa được biết đến là chất giữ ẩm lý tưởng. Dầu dừa chứa hàm lượng axit panmitic, axit lauric,… có tác dụng kháng viêm, giúp ngăn ngừa nấm phát triển trên móng tay.

Cách phòng ngừa vảy nến móng tay
Ngoài thuốc, hãy thử những mẹo sau để ngăn ngừa vẩy nến móng tay:
- Cắt ngắn móng tay.
- Giữ móng tay sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Dùng dũa móng tay để giữ cho các cạnh móng tay luôn mịn.
- Mang găng tay để làm sạch và làm các công việc khác bằng tay của bạn.
- Dưỡng ẩm cho móng tay và lớp biểu bì của bạn hàng ngày và sau khi chúng tiếp xúc với nước.
- Mang giày thoải mái với đủ chỗ cho các ngón chân của bạn.
- Nếu bạn không hài lòng với kiểu móng của mình, hãy thử sơn móng tay hoặc sơn móng tay giả. Chúng cũng có thể bảo vệ móng tay khỏi bị hư hại nhiều hơn.
- Không vệ sinh móng bằng bàn chải hoặc một vật sắc nhọn. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa tách móng.
- Không cắn móng tay hoặc đẩy lùi lớp biểu bì của móng. Chấn thương trên da có thể gây ra bệnh vẩy nến. Đây được gọi là hiện tượng Koebner. Mang găng tay bảo vệ khi làm vườn hoặc chơi thể thao và khi bạn rửa chén hoặc làm việc với tay trong nước.
Bệnh vẩy nến móng tay có thể là một thách thức vì rất mất thời gian. Đặc biệt, chúng rất dễ tái phát nếu người bệnh không biết chăm sóc móng đúng cách. Để có kết quả, bạn cần tuân thủ theo chỉ dẫn. Một số bệnh nhân cần thử một vài phương pháp điều trị trước khi tìm ra phương pháp hiệu quả nhất. Chăm sóc móng đúng cách có thể giúp bạn có được kết quả tốt nhất.
Leave a reply