Bệnh vảy nến được xếp vào nhóm bệnh da liễu mãn tính, xuất hiện khá phổ biến. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu điều trị chậm trệ sẽ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cũng như gây mất thẩm mỹ cho người mắc phải.
Vảy nến là bệnh gì?
Vảy nến là bệnh viêm da mãn tính, xuất hiện khá phổ biến với tổng số ca mắc chiếm tới 2-3 % dân số thế giới. Ở người mắc bệnh này, thời gian thay thế các tế bào da cũ bằng tế bào da mới nhanh hơn gấp 10 lần so với người bình thường.
Các bệnh vảy nến thường gặp
Có tới một nửa số người mắc bệnh vảy nến ở móng tay. Bệnh vảy nến móng tay thậm chí còn phổ biến hơn ở những người bị viêm khớp vảy nến. Triệu chứng bao gồm rỗ móng tay, móng tay đau, thay đổi màu sắc móng.
Bệnh vảy nến giọt hay còn gọi là guttate psoriasis thường xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh thường khởi phát khi cơ thể con người bị nhiễm khuẩn, chẳng hạn như viêm họng do liên cầu khuẩn. Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện các tổn thương nhỏ, hình giọt, có vảy ở trên da, thường xuất hiện ở vùng thân mình, cánh tay hoặc chân.
Vảy nến đảo ngược (inverse psoriasis) là một dạng bệnh đặc biệt, chủ yếu chỉ xảy ra ở các vùng da tại vị trí nếp gấp ở háng, mông hay ngực. Người bệnh thường xuất hiện triệu chứng đỏ ửng da, nhất là khi ra mồ hôi hoặc xảy ra ma sát. Các nhà khoa học đã nghiên cứu được rằng, tình trạng nhiễm nấm có thể kích hoạt dạng vảy nến đảo ngược.
Vảy nến thể mủ có tên khoa học là pustular psoriasis. Là dạng vảy nến khá hiếm gặp và gây ra các tổn thương nghiêm trọng. Cụ thể là mụn mủ xuất hiện từng mảng rộng trên da hoặc ở các khu vực lòng bàn tay, bàn chân dễ gây viêm nhiễm.
Vảy nến dạng đỏ toàn thân còn gọi là generalized erythrodermic psoriasis. Đây là dạng vảy nến ít gặp nhất nhưng lại có thể xuất hiện ở toàn bộ cơ thể dưới dạng phát ban đỏ, bong tróc da. Hệ quả là khiến có người bệnh ngứa hoặc nóng rát dữ dội.
Viêm khớp vảy nến (psoriasis arthritis) là dạng bệnh gây ra hiện tượng sưng, đau khớp và hàng loạt các triệu chứng điển hình của bệnh viêm khớp. Đôi khi, người bệnh chỉ xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở khớp hoặc những thay đổi ở móng tay khi mắc phải loại vảy nến này. Các triệu chứng bệnh từ nhẹ đến nặng đều có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể. Khi tổn thương khớp diễn ra nghiêm trọng, người bệnh có nguy cơ cảo tổn thưởng vĩnh viễn khớp.

Nguyên nhân gây vảy nến
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh vảy nến gồm có:
- Đối tượng nghiện rượu, nghiện hút thuốc lá.
- Đối tượng đã và đang bị nhiễm trùng da, viêm da cơ địa.
- Người nằm trong diện nguy cơ di truyền khi gia đình có người bị vảy nến.
Bên cạnh đó, có những yếu tố được cho là thuận lợi thúc đẩy triệu chứng vảy nến bùng phát mạnh hơn bao gồm:
- Yếu tố di truyền: Vảy nến có hai dạng chính là khởi phát sớm và kiểu khởi phát muộn. Trường hợp khởi phát sớm xảy ra ở giai đoạn 16 đến 22 tuổi. Người bệnh nằm trong giai đoạn này có khuynh hướng tiến triển bệnh phức tạp và lan rộng toàn thân. Trường hợp bệnh khởi phát muộn ở giai đoạn trên 50 tuổi, các triệu chứng chỉ có biểu hiện khu trú ở những vùng cơ thể nhất định.
- Yếu tố ngoại sinh: Mặc dù bệnh vảy nến là tình trạng tự miễn, tuy nhiên các đợt bùng phát của bệnh có thể chịu tác động của yếu tố môi trường. Nguyên nhân gây bệnh vảy nến tái phát thường là do chấn thương, stress kéo dài, bỏng nắng, biến chứng sau phẫu thuật, nhiễm trùng da…
- Dùng thuốc: Bệnh nhân mắc vảy nếu có thể do dị ứng ở một số loại thuốc như corticosteroid, beta blockers,…
Triệu chứng của vảy nến
Tùy thuộc vào loại vảy nến mà bệnh có các triệu chứng khác nhau. 5 triệu chứng phổ biến nhất của bệnh vảy nến bao gồm:
- Phát ban hoặc các mảng da đỏ, viêm, thường được phủ vảy mỏng màu bạc. Trong trường hợp nghiêm trọng, các mảng bám sẽ phát triển và hợp nhất với nhau, bao phủ những vùng da rộng lớn trên cơ thể.
- Ngứa, đau, có thể bị nứt da hoặc chảy máu.
- Chảy máu ở nơi da bị khô và trầy xước.
- Các vấn đề với móng tay và móng chân như: Móng bị đổi màu, bề mặt bị sần, rỗ. Móng có thể trở nên giòn, dễ gãy hoặc bị mất móng.
- Mảng vảy xuất hiện trên da đầu.
Biến chứng của vảy nến
Tuy là bệnh ngoài da, bệnh vảy nến lại ảnh hưởng đến tâm lý, chất lượng cuộc sống và có thể gây ra hàng loạt ảnh hưởng nguy hiểm như suy thận, suy tim, đột quỵ, huyết áp thấp.
Cách điều trị bệnh vảy nến
Điều trị toàn thân: Thường được dùng trong các trường hợp bệnh vảy nến nặng. Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định bao gồm: cyclosporine, methotrexate và sulfasalazine.
Quang trị liệu: Phương pháp này thường dùng tia sáng như tia UVA, UVB, laser để điều trị vảy nến. Các tia tử ngoại (tia UV) thường sẽ tấn công và gây tổn thương các DNA trong tế bào. Từ đó giúp tiêu diệt các tế bào ở vùng da bị tổn thương.
Dùng thuốc sinh học ức chế các thành phần chuyên biệt trong đáp ứng miễn dịch: Tuy nhiên giá thành của các loại thuốc này vẫn còn khá cao nên chưa được sử dụng rộng rãi.
Phương pháp điều trị bôi trực tiếp lên da bao gồm:
- Kem.
- Thuốc mỡ.
- Dưỡng thể.
- Gel.

Những yếu tố gây kích hoạt vảy nến
Nhiều người từng mắc bệnh vảy nên có thể không có triệu chứng trong nhiều năm cho đến khi bị kích hoạt bởi một số yếu tố môi trường. Các tác nhân có khả năng đó bao gồm:
- Nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm họng do liên cầu khuẩn hoặc nhiễm trùng da.
- Thời tiết, đặc biệt là thời tiết lạnh, khô.
- Chấn thương trên da, như có vết cắt hoặc trầy xước, vết côn trùng đốt hay da bị cháy nắng nghiêm trọng.
- Căng thẳng (stress).
- Hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc của người khác.
- Nghiện rượu nặng.
- Sử dụng một số thuốc, gồm lithium, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc trị sốt rét.
- Ngừng sử dụng thuốc corticosteroid đường uống hoặc toàn thân một cách đột ngột.
Cách phòng tránh bệnh vảy nến
Ngoài sử dụng các loại thuốc chữa vảy nến như ở trên, người bị vảy nến cần phải thay đổi lối sống khoa học, lành mạnh bao gồm:
- Uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc theo ý mình.
- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời một cách hợp lý.
- Giữ gìn vệ sinh da và thân thể.
- Khám da liễu định kỳ.
- Chăm sóc da cẩn thận, tránh để da bị khô và tổn thương.
- Nên đi khám nếu có dấu hiệu của nhiễm khuẩn da, thấy mụn mủ trên da, đặc biệt có kèm sốt, đau nhức cơ hoặc sưng tấy.
- Giữ trạng thái tinh thần ổn định, không để bị trầm cảm hay lo lắng quá mức.
- Không sử dụng thuốc lá, rượu bia.
- Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của chuyên gia.
- Nên tránh các thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ.
- Bổ sung thực đơn với thức ăn có chứa acid folic và omega-3.
- Tăng cường vận động, ít nhất là 30 phút/ngày.
Vảy nến là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng người mắc bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng bằng các phương pháp nêu trên. Để có kết quả phục hồi tốt, bạn cần tuân thủ nghiêm chỉnh theo điều trị của bác sĩ. Kết hợp với việc chăm sóc đúng cách để có thể giúp bạn ngăn ngừa và điều trị được tốt nhất.