Bệnh vảy nến ở trẻ em là hiện tượng da bé bị khô, ngứa, xuất hiện những mảng bám trắng do tế bào da phát triển nhanh hơn bình thường. Bệnh không lây nhiễm nhưng gây ra những triệu chứng khó chịu khiến trẻ quấy khóc, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sự phát triển.
Bệnh vảy nến ở trẻ em là gì?
Bệnh vảy nến là một bệnh da mạn tính, xảy ra không chỉ ở người lớn mà ở cả trẻ em. Các mảng da màu đỏ, dày lên, đóng vảy có thể khác nhau về kích thước và sự phân bố ở mỗi người. Ở một số bệnh nhân, tổn thương mảng da màu đỏ, dày lên đóng vảy chỉ xuất hiện vài vùng nhỏ trên da, trong khi những trẻ khác có thể bị nhiều sang thương lớn toàn thân.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh vảy nến có liên quan nhiều đến yếu tố di truyền và do rối loạn điều hoà hệ thống miễn dịch. Các cá thể có thể bị bùng phát vảy nến do căng thẳng, chấn thương, dùng thuốc và nhiễm trùng (đặc biệt là viêm amidan do liên cầu).
Bệnh vảy nến không lây, do đó, trẻ bị ảnh hưởng không cần phải cách ly với những trẻ khác.
Triệu chứng bệnh vảy nến ở trẻ
Dù ở thể bệnh gì thì hầu hết, trẻ em bị vảy nến đều xuất hiện một số triệu chứng sau:
- Các mảng da nổi đỏ, phù nề, có lớp vảy bạc bao phủ (thường gây nhầm lẫn với chứng phát ban tã ở trẻ sơ sinh).
- Da khô, nứt nẻ, chảy máu.
- Ngứa, đau nhức, rát da.
- Móng tay dày, rỗ hoặc xuất hiện những rảnh sâu.
- Vùng da nếp gấp xuất hiện màu đỏ.
Vảy nến là bệnh mạn tính, khó điều trị triệt để. Các triệu chứng bệnh thường bùng phát theo đợt, mỗi đợt kéo dài trong vài tuần, tháng rồi biến mất. Chu kì phát bệnh thường khó xác định, cũng không thể nào biết được mức độ nghiêm trọng của bệnh khi bệnh bung phát.

Trẻ em bị vảy nến nguy hiểm như thế nào?
Vảy nến là căn bệnh mãn tính, dai dẳng, khi tái phát thường rầm rộ, sau đó sẽ khỏi và tiếp tục lặp lại như một chu kỳ cố định. Căn bệnh này tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nhưng nếu bố mẹ chủ quan không điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng vảy nến nguy hiểm như:
- Tổn thương, nhiễm trùng da ở trẻ em: Đây được xem là biến chứng cơ bản nhất của bệnh vảy nến. Bởi đặc trưng của bệnh này là tình trạng ngứa ngáy, khó chịu khiến trẻ gãi mạnh liên tục. Chính điều này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn, bụi bẩn có cơ hội tấn công và xâm nhập vào bên trong da dẫn đến nhiễm trùng, bội nhiễm.
- Tổn thương các khớp xương: Viêm khớp vảy nến là biến chứng nghiêm trọng của thể vảy nến mãn tính không được điều trị đúng cách, kịp thời. Biến chứng này gây ảnh hưởng đến các khớp xương của trẻ, nếu không được khắc phục có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong việc đi lại, di chuyển hoặc sự phát triển thể chất về sau.
- Ảnh hưởng nội tiết tố: Các chuyên gia cho biết vảy nến có thể làm tăng nồng độ insulin trong máu. Điều này làm ảnh hưởng đến nội tiết tố và tăng nguy cơ bị đái tháo đường type 2. Thậm chí biến chứng sang các bệnh lý nguy hiểm khác như tim mạch, suy thận…
- Biến chứng tim mạch: Trẻ bị vảy nến thường có nguy cơ cao mắc bệnh về huyết áp, tim mạch cao gấp 3 lần so với người bình thường. Có thể khi trẻ còn nhỏ biến chứng này chưa được thể hiện rõ, đến khi trẻ trưởng thành thì các triệu chứng sẽ bộc lộ rõ ràng hơn, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của con.
- Biến chứng về mắt: Trẻ có thể bị tổn thương kết mạc, suy giảm thị lực… nghiêm trọng do bệnh vảy nến không được điều trị kịp thời.
- Suy giảm thính giác: Các đốm vảy nến xuất hiện bên trong tai gây cản trở khả năng nghe bình thường của trẻ.
- Biến chứng về các khối u nội tạng: Bệnh vảy nến ở trẻ em không được điều trị đúng cách hoặc không triệt là điều kiện thuận lợi để các khối u nội tạng xuất hiện, đe dọa sức khỏe, sự phát triển và cả tính mạng của trẻ.
- Ảnh hưởng tâm lý: Có thể thấy những tổn thương ngoài da do vảy nến gây ra rất mất thẩm mỹ, những mảng da ửng đỏ lớn nhỏ, bong tróc khiến con khó chịu. Đặc biệt, với những trẻ lớn có ý thức về thẩm mỹ sẽ rất dễ rơi vào tự ti, e ngại giao tiếp hoặc bị bạn bè xa lánh dẫn những sai lệch trong suy nghĩ, cách hành xử.
Chẩn đoán vảy nến như thế nào?
Chẩn đoán bệnh vảy nến thường thông qua thăm khám lâm sàng. Bác sĩ khám da bệnh nhân và chẩn đoán dựa trên đặc điểm của sang thương, như sau:
- Các mảng có xu hướng phân bố đối xứng.
- Thường gặp ở các vị trí nhất định như da đầu, khuỷu tay và đầu gối; hoặc là các nếp gấp da như sau tai, nách, bẹn.
- Sang thương thường có giới hạn rõ, màu đỏ và đóng vảy.
- Thường đi kèm tiền sử gia đình mắc bệnh vảy nến.
Đôi khi, sinh thiết da có thể cần thiết để phân biệt bệnh vảy nến với các tình trạng da khác có biểu hiện tương tự.
Phương pháp điều trị bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh
Bệnh vảy nến ở trẻ nhỏ không dễ để chẩn đoán vì biểu hiện của bệnh dễ nhầm lẫn với những căn bệnh về da khác. Cần quan sát biểu hiện của bệnh trong một thời gian dài. Khi đưa trẻ đi khám, cha mẹ cũng cần cung cấp những thông tin về bệnh sử gia đình để hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
Các thuốc bôi tại chỗ
Thuốc bôi tại chỗ là liệu pháp điều trị phổ biến nhất đối với bệnh vảy nến. Chúng giúp giảm các triệu chứng ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Các thuốc bôi tại chỗ bao gồm các thuốc chứa dược chất điều trị và các loại kem dưỡng ẩm:
- Thuốc mỡ.
- Lotion.
- Kem bôi.
- Dung dịch bôi.
Phương pháp điều trị căn bệnh vảy nến ở trẻ thường là sử dụng các loại kem dưỡng ẩm để giúp da trở nên mềm mại hơn và kiểm soát tốt hơn tình trạng vảy nến. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên tránh để trẻ sinh hoạt trong điều kiện nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, không nên để trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khi đang bị bệnh. Đồng thời, cha mẹ cần đảm bảo giữ vùng da bị bệnh của con luôn khô ráo, sạch sẽ.
Biện pháp dân gian
Một vài mẹo chữa vảy nến dân gian các mẹ có thể tham khảo chữa vảy nến cho con ở nhà như sau:
- Mẹo chữa bệnh bằng nha đam: Các mẹ hãy chuẩn bị 1 lá nha đam tươi rửa sạch, lấy phần gel trong để bôi lên vùng da cần điều trị của bé đã được làm sạch. Dưỡng chất có trong dược liệu sẽ giúp các lớp vảy bong tróc, tái tạo, hồi phục làn da đang bị tổn thương.
- Mẹo chữa bệnh bằng dấm táo: Các mẹ chỉ cần lấy vài thìa dấm táo pha loãng với nước lọc rồi thoa đều lên vùng da bệnh. Tinh chất trong dấm táo sẽ giúp phục hồi những vùng tổn thương do bệnh vảy nến gây ra.
- Mẹo chữa bệnh bằng nghệ vàng: Trộn đều tinh bột nghệ cùng một ít nước sau đó bôi trực tiếp lên vùng da bệnh đợi khoảng 15 phút sau đó rửa lại với nước sạch là được.

Cách phòng ngừa vảy nến ở trẻ nhỏ
Trong quá trình điều trị, các mẹ cần chú ý những vấn đề dưới đây để đảm bảo sự an toàn, đạt hiệu quả cao khi đẩy lùi bệnh vảy nến:
- Thường xuyên vệ sinh vùng da đang bị tổn thương của bé, tắm rửa hàng ngày, không nên kiêng tắm.
- Bổ sung cho trẻ các loại trái cây tươi, rau xanh trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Uống đủ nước để cung cấp độ ẩm cho da, tăng cường chức năng thải độc, hạn chế nước ngọt có gas.
- Không nên cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp.
- Chọn quần áo được may từ chất liệu cotton, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, thoáng mát.
- Khi trẻ mắc bệnh nên cho con học chung với những bạn cùng mắc bệnh để tạo cảm giác thoải mái cho con.
- Luôn động viên, tâm sự để trẻ không có cảm giác tự ti, ngại giao tiếp với người khác khi mắc bệnh.
Vảy nến ở trẻ em là căn bệnh khá phổ biến vì vậy các bậc phụ huynh nên chủ động tìm hiểu thông tin để có thể phát hiện triệu chứng, tìm cách điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. Đồng thời thận trọng hơn khi chăm bé, phòng tránh các tác nhân gây bệnh. Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết kết hợp hoạt động vui chơi nâng cao sức khỏe cho bé, tăng cường hệ miễn dịch.
Leave a reply