Vảy nến thể mủ là tình trạng các mụn mủ không nhiễm trùng xuất hiện trên mảng da đỏ. Mụn mủ bao gồm các tế bào bạch cầu, đây không phải là một bệnh nhiễm trùng, cũng không phải là bệnh truyền nhiễm.
Bệnh vảy nến thể mủ là gì?
Bệnh vảy nến mủ là tình trạng những vết mụn mủ gần hoặc bên trong các đốm da đỏ. Chúng có thể có vảy, bong tróc, gây ngứa và tổn thương cho vùng da. Những người bị bệnh vảy nến mủ không thể lây bệnh cho người khác, ngay cả khi những vết mủ bị dính sang người kia. Bệnh vảy nến mủ có thể xảy ra kết hợp với các dạng bệnh vảy nến khác, như bệnh vảy nến mảng bám.
Nguyên nhân gây vảy nến thể mủ
Những yếu tố có thể làm bùng phát bệnh vảy nến thể mủ gồm:
- Căng thẳng, stress.
- Thay đổi nội tiết: Thường do mang thai hoặc trong độ tuổi dậy thì.
- Chấn thương da: Gây các tổn thương hở trên da và có thể dẫn đến nhiễm trùng.
- Nhiễm trùng: Có thể liên quan đến các bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn, viêm amidan…
- Tiếp xúc nhiều với ánh sáng tia cực tím.
- Tiếp xúc với hóa chất, kim loại.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số nhóm thuốc thường gặp như thuốc giảm đau, chống viêm steroid, thuốc chống trầm cảm, kháng sinh…
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh vẩy nến thể mủ như:
- Một số loại thuốc.
- Tiếp xúc quá nhiều với tia UV.
- Thai kỳ.
- Nhiễm trùng.
- Căng thẳng.

Biểu hiện của bệnh vảy nến thể mủ
Đối với thể bệnh này thường biểu hiện của chúng sẽ xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân và hai bên gót chân của người bệnh. Bệnh lý có tính chất đối xứng với các triệu chứng điển hình như sau:
- Mụn mủ có màu trắng vàng, sâu với kích thước giao động từ 2 đến 4mm mọc ở mảng da tay, chân đỏ.
- Mụn thường mọc thành từng đám trong vài giờ, hơi phồng hoặc bằng phẳng kèm theo triệu chứng phù nề chi, sốt cao, xuất hiện hạch ở bẹn.
- Theo thời gian mụn mủ chuyển sang màu đậm hoặc nâu tối.
- Sau 8 đến 10 ngày mắc bệnh, mụn mủ sẽ có dấu hiệu khô khiến da dày sừng, tạo thành mảng bong tróc.
- Một số trường hợp mụn mủ ở đầu ngón tay có thể bị vỡ, có màu đỏ tươi. Đây chính là kết quả của nhiễm trùng và tổn thương da.
Thể vảy nến khu trú có thể tái phát theo chu kỳ, hậu quả để lại khiến da thô ráp nứt nẻ. Những người thường xuyên hút thuốc sẽ có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn người bình thường.
Biến chứng của bệnh vảy nến thể mủ
Một số biến chứng nghiêm trọng người bệnh có thể sẽ phải đối mặt khi mắc bệnh là:
- Nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu: Các mụn mủ xuất hiện với số lượng lớn, trên các vùng da khác nhau. Khi vỡ có thể gây nhiễm trùng, đặc biệt khi không được vệ sinh và chăm sóc tốt các tổn thương. Một số tình trạng nghiêm trọng có thể gặp phải như: Nhiễm trùng máu, nhiễm trùng mô, nhiễm trùng da,…
- Rối loạn chuyển hóa: Rối loạn chuyển hóa glucose, hạ đường huyết, hạ canxi huyết…
- Biến dạng móng và viêm khớp: Mụn mủ có thể gây ra các biến dạng móng tay, móng chân, khi tình trạng viêm nhiễm lây lan đến khớp khiến các khớp bị sưng, nóng đỏ, đau, khó khăn khi vận động. Người bệnh gặp biến chứng viêm khớp có thể dẫn đến co rút tay chân, biến dạng khớp.
- Bệnh nam khoa, phụ khoa: Trường hợp người bệnh bị mụn mủ ở bộ phận sinh dục sẽ rất khó điều trị dứt điểm, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây ra các bệnh phụ khoa, nam khoa như viêm tuyến tiền liệt, viêm âm đạo…
- Tử vong: Vảy nến thể mủ toàn thân nếu không được điều trị và phục hồi đúng cách có thể gây suy kiệt, suy giảm sức đề kháng, bội nhiễm, suy gan, suy thận, suy tim trong giai đoạn hồng cầu cấp tính. Tử vong là biến chứng thứ phát xảy ra sau suy tim, nguyên nhân do bệnh không được điều trị tốt.
Chẩn đoán bệnh vảy nến thể mủ
Chẩn đoán bệnh vảy nến thể mủ, người bệnh có thể được đề xuất các phương pháp, xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm máu: Tốc độ máu lắng tăng cao, tăng bạch cầu, đặc biệt là bạch cầu đa nhân.
- Cấy máu.
- Xét nghiệm mô bệnh học.
- Xét nghiệm dịch mụn mủ.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và biểu hiện bệnh, vảy nến thể mủ có thể được chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý ngoài da khác. Để được chẩn đoán xác định chính xác, người bệnh nên đến các bệnh viện chuyên khoa uy tín và chất lượng.

Cách điều trị bệnh vảy nến thể mủ
Điều trị tại chỗ bằng thuốc bôi ngoài da
- Thuốc bong vảy, bạt sừng: Mỡ salicylic 2%, 3%, 5%.
- Coal tar: Một dạng Goudron có nguồn gốc từ than đá.
- Anthralin: Điều trị trong thời gian ngắn. Điều trị duy trì 2 lần/tuần.
- Mỡ corticoid: Flucinar, Eumovate, Diprosone, Sicorten, Lorinden…
- Mỡ calcipotriol (Daivonex).
Tầm soát sự tiến triển của bệnh
Để làm dịu các triệu chứng và kiểm soát các đợt bệnh bùng phát, bác sĩ sẽ dựa vào từng tình trạng bệnh sau đây:
- Ngưng hút thuốc: Nếu bạn đang hút thuốc, hãy cố gắng từ bỏ thuốc lá vì nếu không bệnh vảy nến sẽ trở nên khó điều trị hơn.
- Vảy nến thể mủ bùng phát: Vì đây là căn bệnh khá “cứng đầu” nên bác sĩ có thể dùng phương pháp liệu pháp quang lên vùng da bị viêm.
- Liệu pháp hấp phụ tế bào bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân (GMA hoặc GCAP).
- Kháng sinh toàn thân.
- Với trường hợp vảy nến thể mủ khu trú trong thai kỳ, liệu pháp điều trị đầu tay là thuốc bôi PUVA và liệu pháp thay thế gồm liệu pháp quang động và tacrolimus tại chỗ.
- Cân nhắc kết thúc thai kì trong trường trường hợp nặng, đe dọa tính mạng, tình trạng vảy nến mủ thường khỏi nhanh sau khi sinh.
- Liệu pháp ánh sáng.
Bệnh vảy nến thể mủ thường có tiến triển phức tạp hay tái phát, có biểu hiện sớm, cần điều trị theo bậc hoặc kết hợp các phương pháp. Ngay sau khi phát hiện các dấu hiệu cần đến ngay sở y tế để được thăm khám để tránh gây ra nhiễm trùng ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân thậm chí có thể tử vong.
Bệnh vảy nến thể mủ tiến triển phức tạp hay tái phát, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân.