Viêm âm đạo là tình trạng không hiếm gặp ở phái nữ, thuộc nhóm bệnh nguy hiểm nhất trong số những bệnh lý phụ khoa của nữ giới. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, sức khỏe, cuộc sống, có thể gây hiếm muộn và vô sinh.
Bệnh viêm âm đạo là gì?
Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm, bệnh rất dễ gặp phải. Hầu hết chị em phụ nữ gặp phải vấn đề này ít nhất một lần trong đời và bệnh vẫn có thể bị tái.
Viêm âm đạo tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Nhưng nếu không được hỗ trợ điều trị sớm sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của chị em.
Nguyên nhân gây bệnh viêm âm đạo
Một số nguyên nhân phổ biến có thể gây ra viêm âm đạo, bao gồm:
- Viêm âm đạo do vi khuẩn.
- Nhiễm nấm âm đạo.
- Nhiễm trichomonas.
- Các tác nhân khác ít gặp hơn.
- Viêm âm đạo không nhiễm trùng.
- Hội chứng viêm teo đường niệu dục ở người già.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm âm đạo, chẳng hạn như:
- Những thay đổi nội tiết như liên quan đến thai kỳ, thuốc tránh thai hoặc mãn kinh.
- Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
- Các loại thuốc như kháng sinh và steroid.
- Sử dụng các thuốc diệt tinh trùng để ngừa thai.
- Bệnh tiểu đường không kiểm soát được.
- Sử dụng các sản phẩm vệ sinh như bông tắm, thuốc xịt âm đạo hoặc thuốc khử mùi âm đạo.
- Thụt rửa âm đạo.
- Mặc quần áo ẩm ướt hoặc chật.
- Sử dụng dụng cụ tử cung để ngừa thai.

Dấu hiệu khi bị viêm âm đạo
Một số triệu chứng viêm âm đạo thường gặp bao gồm:
- Ngứa ngáy vùng kín: Là dấu hiệu được coi phổ biến nhất của viêm âm đạo, xảy ra do vi khuẩn, nấm, trùng roi trực tiếp gây ra. Biểu hiện ngứa âm đạo có thể là ngứa âm ỉ, dai dẳng hoặc cơn ngứa xuất hiện theo từng đợt. Sau một thời gian, cơn ngứa sẽ lan sâu vào bên trong.
- Vùng kín có mùi hôi: Khi bị viêm âm đạo, bộ phận sinh dục của nữ giới có mùi hôi khó chịu, đặc biệt sau khi giao hợp thì mùi hôi càng nặng hơn do sự phát triển và phân hủy của vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng trong âm đạo.
- Đau khi quan hệ: Người bệnh cảm thấy đau rát, khó chịu khi quan hệ do niêm mạc bị kích ứng bởi các tác nhân có hại gây bệnh.
- Tiểu rắt, tiểu buốt: Đường sinh dục và đường tiết niệu nằm liền kề nhau. Vì vậy khi âm đạo bị viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng đến niệu đạo làm hị em cảm thấy đau rát dẫn đến tiểu đau, tiểu buốt, tiểu rát mỗi khi đi tiểu do nước tiểu dính vào khu vực tổn thương, viêm nhiễm, lở loét.
- Chảy máu âm đạo: Là cảnh báo mức độ nguy hiểm cho thấy viêm nhiễm đang ở mức rất nặng. Lúc này người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế khám và điều trị.
- Trường hợp viêm âm đạo tiến triển nặng người bệnh còn gặp các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi, sụt cân…
Điều trị viêm âm đạo
Hiện nay có nhiều cách chữa viêm âm đạo phổ biến bao gồm:
Cách chữa dân gian
Sử dụng các loại lá trong dân gian có tác dụng trong việc kháng khuẩn, tiêu viêm, hạn chế được những vi khuẩn có hại như: lá trầu không, lá ổi,…
Tuy nhiên, cách chữa viêm âm đạo bằng tự nhiên chỉ là cách hỗ trợ tạm thời chứ không thể điều trị dứt điểm. Muốn chữa trị hiệu quả người bệnh vẫn cần đến sự can thiệp của tây y hiện đại.
Điều trị bằng thuốc
Một trong những phương pháp mà các chị em thường áp dụng để chữa viêm âm đạo là sử dụng thuốc. Tuy nhiên sử dụng thuốc cần được thăm khám và kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa, tránh những tác dụng phụ không đáng có.
- Thuốc uống: Có thể là thuốc kháng sinh được chỉ định trong những trường hợp viêm âm đạo nặng. Tác dụng của những loại thuốc này là kháng viêm, diệt khuẩn, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn,…
- Thuốc đặt: Công dụng hiệu quả cao trong việc kìm hãm nấm ngứa, tiêu diệt các vi khuẩn trùng roi, thuốc đặt âm đạo được áp dụng khá phổ biến. Loại thuốc này được đặt trực tiếp vào âm đạo rất dễ dàng. Tuy nhiên, cần quan hệ tình dục trong thời gian đặt thuốc hoặc khi có triệu chứng bất thường trong quá trình đặt thuốc cần phải dừng lại ngay.
Chữa viêm âm đạo bằng thuốc chỉ áp dụng với những trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu khi mà âm đạo chưa bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Cách phòng viêm nhiễm “vùng kín”
Để phòng ngừa viêm âm đạo nói riêng và viêm nhiễm vùng kín nói chung, bạn cần thực hiện:
- Tránh tắm bồn, nhất là bồn nước nóng và bồn tạo sóng.
- Không sử dụng xà phòng có tính tẩy rửa mạnh, chẳng hạn như xà phòng có tác dụng khử mùi hoặc kháng khuẩn, gel tắm tẩy tế bào chết dạng hạt…
- Luôn giữ vùng kín khô ráo để tránh kích ứng.
- Lau từ trước ra sau sau khi đi vệ sinh: Việc làm này nhằm tránh lây lan vi khuẩn từ hậu môn vào âm đạo.
- Vùng kín của phụ nữ không cần biện pháp làm sạch ngoài việc tắm rửa hàng ngày.
- Tránh thụt rửa làm nhiễm trùng âm đạo mà còn tiêu diệt các sinh vật có lợi cư trú trong âm đạo, đồng thời làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng kín.
- Sử dụng bao cao su: Cả bao cao su dành cho nam và nữ đều giúp bạn tránh bị nhiễm trùng lây lan khi quan hệ tình dục.
- Mặc đồ lót bằng vải cotton: Nấm men phát triển rất mạnh trong môi trường ẩm ướt. Vải cotton thoáng mát, thấm hút tốt nên sẽ tạo ra môi trường thông thoáng cho vùng kín, hạn chế sự phát triển của nấm và vi khuẩn gây bệnh.
Viêm âm đạo có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hại, đe dọa sức khỏe sinh sản. Thăm khám kịp thời, có hướng xử lý đúng, phù hợp không chỉ giúp loại bỏ được bệnh mà còn nâng cao được sức khỏe Phụ khoa. Bên cạnh đó, điều chỉnh sinh hoạt và dinh dưỡng giúp chức năng của các cơ quan sinh dục miễn dịch, đề kháng tự nhiên.