Viêm cầu thận đề cập đến tình trạng viêm tại cơ quan bài tiết này. Nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời, tình trạng này có nguy cơ kéo theo hàng loạt biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Viêm cầu thận là bệnh gì?
Viêm cầu thận hay bệnh cầu thận là thuật ngữ đề cập đến tình trạng viêm xảy ra ở thận. Cơ quan bài tiết này có các bộ lọc nhỏ tạo thành từ các mạch máu nhỏ xíu có nhiệm vụ lọc máu và đưa các dịch, điện giải và chất thải vào nước tiểu của bạn. Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái, khả năng hoạt động của cơ quan này sẽ giảm đi đáng kể, lâu ngày dẫn đến tình trạng suy thận.
Bệnh viêm cầu thận được chia thành hai nhóm chính là viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mạn tính.
Nguyên nhân gây bệnh thường gặp
Sự suy giảm chức năng của thận xuất phát từ nhiều bệnh lý khác nhau, chẳng hạn như viêm cầu thận. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp ở bệnh nhân:
- Người vừa khỏi bệnh viêm họng hoặc nhiễm vi khuẩn ngoài da dưới sự tấn công của liên cầu khuẩn thuộc tan huyết β của nhóm A. Trong đó, những type phổ biến khiến cầu thận bị viêm cấp tính là 4, 12, 13, 25, 31 và 49.
- Lupus ban đỏ hệ thống: Bên trong thận gồm có nhiều mô và những kháng thể tồn tại trong Lupus ban đỏ hệ thống có khả năng tấn công, làm suy giảm và phá hủy những chức năng của thận.
- Bệnh đái tháo đường: Lượng đường trong máu tăng hoặc giảm quá mức kiểm soát có thể dẫn đến những biến chứng gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của thận.
- Bệnh Buerger: Một bệnh lý liên quan đến thận do lượng kháng thể IgG tích trữ trong thận gây nên.
- Cầu thận xơ hóa khu trú: Tình trạng nhiều mô sẹo trên thận gây nên hội chứng thận hư hoặc ảnh hưởng đến chức năng của thận.
- Một số loại hóa chất và thuốc gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc của thận.
- Ngoài ra, một số nguyên nhất khác ít gặp như mạch nhỏ dạng nút bị viêm, bệnh Goodpasture, viêm thận do mao mạch dị ứng Henoch – Schonlein,…

Dấu hiệu và triệu chứng viêm cầu thận
Các dấu hiệu và triệu chứng viêm cầu thận thường gặp là:
- Nước tiểu màu hồng hoặc nâu đỏ do sự hiện diện của hồng cầu trong nước tiểu (tiểu ra máu).
- Nước tiểu sủi bọt do có protein lẫn vào trong.
- Huyết áp cao và cholesterol cao.
- Ứ nước gây phù ở mặt, tay, chân và bụng.
- Mệt mỏi do thiếu máu hoặc suy thận.
- Béo phì.
Biến chứng viêm cầu thận
Những biến chứng có thể xảy ra khi bị viêm cầu thận bao gồm:
- Suy thận cấp: Gây ra sự suy giảm chức năng thận đột ngột và tiến triển nhanh chóng. Người bị suy thận cần được điều trị kịp thời bằng máy lọc máu nhân tạo để không bị ảnh hưởng đến tính mạng.
- Bệnh thận mạn tính: Khi tình trạng viêm nhiễm hoặc tổn thương ở thận kéo dài mà không được điều trị hoặc tái phát nhiều lần sẽ làm suy giảm chức năng của thận. Tình trạng này dẫn đến bệnh thận mạn tính. Người bệnh sẽ cần phải chạy thận hoặc ghép thận để bệnh không tiến triển nhanh và ảnh hưởng đến tính mạng.
- Huyết áp cao: Việc tổn thương cầu thận sẽ làm ức chế vai trò điều hòa huyết áp của thận, từ đó dẫn đến huyết áp cao.
- Hội chứng thận hư: Là tình trạng dư thừa protein trong nước tiểu(protein niệu > 3,5g/ngày). Việc protein liên tục bị đào thải qua nước tiểu này sẽ dẫn đến giảm protein trong máu< 60g/l, và albumin< 30g/l. Hội chứng thận hư có thể làm hình thành cục máu đông trong mạch máu thận.
Chuẩn đoán bệnh viêm cầu thận
Viêm cầu thận thường được chẩn đoán thông qua kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu. Đa số các triệu chứng đều không rõ ràng hoặc bị nhầm lẫn với những hiện tượng sinh lý thông thường khác. Người bệnh thường phát hiện bệnh khi đi khám một bệnh khác.
Xét nghiệm nước tiểu
Người bị viêm cầu thận sẽ có lượng protein trong nước tiểu cao, một số trường hợp có lẫn máu bên trong nước tiểu. Kết quả xét nghiệm nước tiểu sẽ cho thấy:
- Độ thanh thải creatinin (chất thải được lọc bởi thận).
- Lượng protein trong nước tiểu.
- Nồng độ nước tiểu.
- Tế bào hồng cầu trong nước tiểu.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu là phương pháp chẩn đoán mà bác sĩ sẽ xem mức độ creatinin trong mẫu máu của người bệnh.
Kết quả xét nghiệm máu sẽ cho thấy:
- Mức độ của các tế bào hồng cầu trong máu.
- Mức albumin.
- Mức độ nitrogen urine trong máu.
- Mức độ creatinin trong máu.
Sinh thiết thận
Sinh thiết thận là phương pháp bác sĩ sẽ lấy một mẩu mô thận người bệnh và kiểm tra dấu hiệu viêm nhiễm dưới kính hiển vi. Để sinh thiết thận qua da, bác sĩ sẽ đưa kim dài vào vùng lưng, vị trí của thận để lấy mẩu mô.
Bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết thận đối với những đối tượng có chỉ số bất thường ở nước tiểu hoặc máu.

Phương pháp điều trị viêm cầu thận
Bệnh viêm cầu thận mạn tính không thể điều trị dứt điểm. Người bị viêm cầu thận mạn tính có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Tùy vào tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh như:
- Thuốc lợi tiểu được dùng khi có chỉ định.
- Nhóm thuốc hạ áp.
- Thuốc kháng sinh khi người bệnh có đợt viêm nhiễm.
- Corticoid và các thuốc ức chế miễn dịch trong viêm cầu thận mạn.
Đồng thời, người bệnh viêm cầu thận mạn tính cần kết hợp lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học để làm chậm quá trình bệnh tiến triển cũng như ngăn ngừa nguy cơ bị suy thận.
Đối với bệnh viêm cầu thận cấp tính, phần lớn bệnh nhân có tiên lượng tốt và hồi phục chỉ cần điều trị hỗ trợ. Người bệnh có thể không cần uống nhưng cần thay đổi chế độ ăn uống. Những bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng do liên cầu khuẩn, cần cho kháng sinh diệt liên cầu.
Nhưng lưu ý đối với người bệnh viêm cầu thận cấp gồm:
- Hạn chế ăn các thực phẩm giàu protein, kali và muối.
- Kiểm soát huyết áp.
- Thuốc lợi tiểu có thể được sử dụng để điều trị trong các trường hợp cụ thể.
- Uống thuốc bổ sung canxi.
Phòng ngừa bệnh viêm cầu thận
Bạn sẽ có thể kiểm soát hoặc thậm chí là ngăn chặn căn bệnh này ngay từ đầu nếu áp dụng tốt các biện pháp sau:
- Hạn chế ăn muối để ngăn chặn hoặc giảm thiểu ứ dịch, phù và cao huyết áp.
- Giảm tiêu thụ protein và kali để làm chậm sự tích tụ của các chất thải trong máu của bạn.
- Kiểm soát trọng lượng ở mức cho phép.
- Kiểm soát lượng đường trong máu nếu bạn có bệnh tiểu đường.
- Bỏ thuốc lá.
- Nhanh chóng điều trị các vấn đề nhiễm trùng có nguy cơ ảnh hưởng đến cầu thận.