Viêm điểm bám gân là bệnh lý xảy ra ở nhiều nhóm tuổi, thường gặp ở độ tuổi trung niên. Tùy theo vị trí tổn thương mà bệnh có thể chia thành nhiều loại khác nhau. Căn bệnh này không nguy hiểm nhưng thường gây đau, làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sinh hoạt và công việc hằng ngày của bệnh nhân.
Viêm điểm bám gân là gì?
Viêm điểm bám gân và phần mềm quanh khớp là bệnh lý viêm ở gân, bao gân, dây chằng thường tại vị trí bám vào xương. Viêm điểm bám tận của gân xuất hiện quanh khu vực bám của gân với xương, gồm các vùng gân cổ chân, đầu gối, háng và khuỷu tay.
Thông thường, viêm điểm bám gân được phân ra các loại sau:
- Viêm điểm bám gân cơ ở đùi: Người bệnh thường bị đau vùng đầu dưới đùi, đoạn gần khớp gối. Khi gấp gối hoặc ấn vào, mức độ đau sẽ tăng lên. Nguyên nhân thường do vận động quá mức.
- Viêm điểm bám gân gối: Người bệnh có biểu hiện sưng đau và có thể bị nóng đỏ. Để chẩn đoán chính xác, người bệnh có thể phải siêu âm, chụp cộng hưởng từ khớp gối.
- Viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương đùi: Người bệnh thường bị đau ở vùng mặt ngoài đầu dưới đùi. Cơn đau tăng lên khi chạy, ấn vào vùng lồi cầu. Bệnh thường gặp ở người chạy quá sức.
- Viêm mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay: Người bệnh sẽ có cảm giác đau ở vùng khuỷu tay, cổ tay. Ban đầu, cơn đau ở mức độ nhẹ. Sau đó, cơn đau tăng dần, đặc biệt là khi co duỗi cổ tay. Bệnh hay gặp ở người chơi tennis.
- Viêm điểm bám gân gót: Người bệnh bị đau, sưng phù ở gân gót, đau nhói ở mặt sau xương gót hoặc 2 bên gân gót. Cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng, ngay trong những bước chân đầu tiên.
Nguyên nhân gây viêm điểm bám gân
- Hoạt động quá sức, kéo dài, lặp đi lặp lại do nghề nghiệp, luyện tập thể thao, thói quen sinh hoạt. Đây là nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng viêm điểm bám gân.
- Một số bệnh lý cơ xương khớp: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, viêm cột sống dính khớp, gút, thoái hoá khớp, đái tháo đường.
- Các dị tật gây lệch trục của chi là một yếu tố nguy cơ gây tổn thương viêm điểm bám gân và phần mềm quanh khớp.
- Viêm điểm bám gân và phần mềm quanh khớp do nhiễm khuẩn.

Dấu hiệu viêm điểm bám gân
Những dấu hiệu viêm điểm bám gân bao gồm:
- Đau ở vị trí bị tổn thương, có thể đau liên tục, đau tăng nhiều hơn khi vận động, đau tại chỗ hoặc lan rộng ra vùng cơ có gân bị viêm, gây hạn chế vận động.
- Có thể sưng hoặc nóng, đỏ quanh vùng bị đau, hoặc sờ thấy cục u nhỏ nổi dọc trên gân.
- Tay, chân bị viêm điểm bám ở gân thường đau nhiều hơn khi vận động và cơ lực giảm so với bên khỏe mạnh.
- Trường hợp viêm gân do nhiễm khuẩn hoặc do các bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp,… thì sẽ có thêm triệu chứng của các bệnh đó.
Bệnh viêm điểm bám gân có nguy hiểm không?
Khi được kết luận bị viêm điểm bám gân, ban đầu, người bệnh cần áp dụng phương pháp điều trị không dùng thuốc. Cụ thể là nghỉ ngơi, hạn chế vận động vùng gân bị viêm.
Trong một số trường hợp, người bệnh có thể được chỉ định cố định tạm thời gân bị viêm bằng máng bột hay nẹp. Nếu người bệnh bị đau quá mức thì có thể chườm lạnh. Nếu có kèm theo triệu chứng sưng, nóng đỏ thì có thể chiếu tia hồng ngoại.
Theo thời gian, các triệu chứng không thuyên giảm thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc. Một số loại thuốc thường được sử dụng là thuốc giảm đau (acetaminophen, diclofenac), thuốc chống viêm không steroid, thuốc tiêm corticoid… Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc.
Chẩn đoán bệnh
- Xét nghiệm máu: Nhìn chung không có thay đổi trừ những trường hợp viêm gân hoặc bao gân trong các bệnh lý khác.
- Chụp X quang: Hầu như không có hình ảnh bất thường nếu như chỉ viêm gân hoặc bao gân thông thường. Nếu viêm gân hoặc bao gân trong những bệnh lý khác thì có thể có hình ảnh tổn thương khớp đặc hiệu với bệnh chính. Có thể thấy hình ảnh canxi hóa đầu gân.
- Siêu âm gân Siêu âm gân bằng đầu dò tần số cao giúp đánh giá phần mềm quanh khớp.
- Chụp cộng hưởng từ Chụp cộng hưởng từ cho thấy hình ảnh của toàn bộ khớp và phần mềm quanh khớp bị tổn thương. Do đó, giúp đánh giá chính xác được vị trí, kích thước, tình trạng tổn thương của gân và bao gân.
Điều trị bệnh viêm điểm bám gân
Tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân. Theo đó, việc điều trị chủ yếu là:
- Phối hợp sử dụng thuốc: Các loại thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ. Việc dùng thuốc thường qua đường uống hoặc thoa tại chỗ. Trường hợp nặng có thể dung thuốc tiêm.
- Tập vật lý trị liệu và dùng các dụng cụ giảm thiểu tình trạng chấn thương như: Băng khuỷu tay, đeo lót giày hoặc bất động bằng nẹp. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng sóng ngắn, sóng ngoài cơ thể để điều trị vùng bị viêm mạn tính.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Cần tránh những động tác gây ra đau và căng cơ.

Phòng ngừa viêm điểm bám chân
Để phòng ngừa tình trạng viêm điểm bám chân Achilles, nên thực hiện một số lưu ý sau:
- Người bệnh cần xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học: Nên vận động nhẹ nhàng, không đi giày có gót quá cao; tránh vận động mạnh, không tham gia các môn thể thao đối kháng…
- Cần khởi động kỹ khi chơi thể thao hoặc trước khi tập thể dục để tăng cường sức khỏe gân và giảm nguy cơ viêm.
- Nếu vừa bắt đầu tập, bạn không nên tăng mức độ vận động quá đột ngột. Nên tăng dần dần cường độ cũng như thời gian tập luyện để cơ thể có thể thích nghi với các bài tập mới, tránh gây áp lực đột ngột lên gót chân.
- Về chế độ dinh dưỡng, người bệnh nên ăn uống đủ chất, tăng cường các thực phẩm giàu canxi, uống sữa hàng ngày.
- Cần ăng sức ép lên gân và cũng là hạn chế gây chấn thương. Thay vì chỉ chạy bộ, bạn có thể kể hợp thêm với một số bài tập khác như bật nhảy, leo cầu thang, bơi lội,…
- Trong lúc tập, nếu bị đau hoặc mệt, bạn nên ngừng tập.
- Nên lựa chọn những đôi giày vừa vặn với chân để chơi thể thao và tập luyện một cách an toàn.
Bệnh viêm điểm bám gân hay xảy ra ở cổ tay, khuỷu tay, đầu gối, gót chân,… Bệnh để lâu có thể làm giảm chất lượng sống của bệnh nhân. Vì vậy, người bệnh nên điều trị bệnh sớm để thu được kết quả khả quan hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần có chế độ sinh hoạt và lao động hợp lý để gân cơ được thư giãn, phòng ngừa bệnh tái phát.
Leave a reply