Viêm phế quản là một bệnh lý gặp ở mọi lứa tuổi. Do niêm mạc phế quản bị kích thích sẽ dầy lên, làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, tăng tiết dịch gây ra ho, có thể kèm theo đờm đặc… khiến bệnh nhân khó thở.
Viêm phế quản là bệnh gì?
Viêm phế quản là bệnh về đường hô hấp dưới, liên quan đến tình trạng nhiễm trùng niêm mạc ống phế quản, từ đó dẫn đến các phản ứng viêm xảy ra tại đây. Phế quản là ống để không khí di chuyển. Những người bị viêm phế quản thường ho ra chất đờm dày.
Có hai loại viêm phế quản, bao gồm viêm phế quản cấp tính và mãn tính:
- Viêm phế quản cấp: Là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc phế quản ở ngưởi trước đó không có tổn thương, thường do vi khuẩn, vi- rút hoặc cả hai.
- Viêm phế quản mạn tính: Loại này kích thích liên tục các ống phế quản. Bệnh có thể kéo dài hàng tháng hoặc nhiều năm. Viêm phế quản mãn tính nghiêm trọng hơn nhiều so với viêm phế quản cấp tính.
Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản
Hơn 90% các trường hợp viêm phế quản hiện nay là do sự tấn công của vi rút. Ngoài ra, bệnh có thể hình thành do nhiễm trùng vi khuẩn. Một số nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản phổ biến khác là:
Một số nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản phổ biến khác là:
- Tác động của môi trường: Bụi bẩn, ô nhiễm không khí, khói thuốc,…
- Sức đề kháng kém: Hệ thống miễn dịch của người bệnh bị tổn thương là điều kiện thuận lợi để virus tấn công và gây bệnh.
- Ảnh hưởng của công việc: Những người làm việc trong môi trường chứa chất kích thích đến phổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cao hơn người khác (thợ cơ khí, thợ may hoặc công nhân phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, khói).
- Ảnh hưởng của bệnh lý trào ngược dạ dày: Nguyên nhân dẫn đến tổn thương ống phế quản là do sự lặp lại của các cơn ợ nóng, ợ chua kích thích vùng cổ họng.

Triệu chứng của viêm phế quản
Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Thở khò khè.
- Tức ngực.
- Hụt hơi.
- Viêm họng.
- Nghẹt mũi.
- Đau đầu.
- Sốt nhẹ (không phổ biến).
- Cảm thấy mệt.
Nếu ho kèm theo sốt cao có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn nghiêm trọng hơn có thể là viêm phổi hoặc nhiễm virus như cúm. Bệnh nhân lớn tuổi có thể sốt nhẹ nhưng vẫn bị viêm phổi.
Phương pháp chuẩn đoán bệnh
Sau khi hỏi về các dấu hiệu viêm phế quản đang xảy ra, bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe để lắng nghe kỹ tiếng phổi khi thở. Các bài kiểm tra tiếp theo cũng sẽ được đề nghị, bao gồm:
- Chụp X-quang ngực: Giúp bác sĩ phát hiện những biểu hiện bất thường trong phế quản cũng như phổi.
- Đo phế dung: Đây là một bài kiểm tra đánh giá chức năng phổi của bạn. Nó đo lượng không khí mà phổi có thể giữ được và kiểm tra tốc độ đẩy không khí ra khỏi phổi. Xét nghiệm này cũng giúp bác sĩ xác định bệnh hen suyễn hoặc một số vấn đề về hô hấp khác.
- Xét nghiệm đờm: Xác định xem có sự xuất hiện của vi khuẩn hoặc có bị nhiễm vi rút trong đờm không.
- Xét nghiệm máu: Gợi ý nhiễm trùng nếu bạch cầu tăng, gợi ý virus nếu bạch cầu không tăng, xem xét các yếu tố viêm và các chỉ điểm quan trọng khác.
Biện pháp điều trị bệnh viêm phế quản
Nếu bạn bị viêm phế quản cấp tính, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc giúp giảm các triệu chứng, bao gồm:
- Kháng sinh: Thực tế, nhóm thuốc này không đem lại lợi ích đáng kể trong việc chữa viêm phế quản, nhưng bác sĩ có thể chỉ định cho bạn để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn nếu khả năng kháng thuốc của bạn thấp
- Thuốc ho: Thường dùng trong điều trị viêm phế quản có dấu hiệu ho quá nhiều nhằm ngăn chặn rủi ro tổn thương cổ họng và phế quản của người bệnh, đồng thời khắc phục tình trạng mất ngủ do ho
- Các loại thuốc khác: Nếu bạn bị dị ứng, hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bác sĩ có thể chỉ định một ống thuốc hít và các thuốc khác để giúp giảm viêm và mở các đường hẹp trong phổi
Cách phòng ngừa bệnh
Để giúp giảm nguy cơ và phòng ngừa bệnh viêm phế quản, bạn có thể thực hiện theo các cách sau:
- Tránh xa khói thuốc lá.
- Uống nhiều nước.
- Tiêm chủng hàng năm giúp bảo vệ sức khỏe cũng như tránh bị cảm cúm và bảo vệ chống lại một số loại viêm phổi.
- Rửa tay với nước rửa tay thường xuyên để giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Tránh tiếp xúc với những người bị cảm lạnh hoặc cúm nếu bạn đang có vấn đề về sức khỏe.
- Đeo khẩu trang y tế: Nếu bị COPD, bạn nên đeo khẩu trang tại nơi làm việc nếu phải tiếp xúc với khói, bụi hoặc khi ở nơi đông người.
Bệnh viêm phế quản có khả năng lây lan, vậy nên người bệnh cần phát hiện và can thiệp điều trị viêm phế quản từ sớm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh. Điều trị sớm có thêm nhiều cơ hội khỏi bệnh. Không nên chủ quan trước các dấu hiệu bệnh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm không mong muốn. Ngoài ra, người bệnh cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng và soinh hoạt giúp việc điều trị nhanh chóng và đạt hiệu quả hơn.