Viêm tinh hoàn là vấn đề sức khỏe nam giới không hiếm gặp. Theo thời gian, tình trạng này có thể kéo theo nhiều biến chứng phức tạp xảy ra nếu người bệnh không sớm có biện pháp can thiệp.
Viêm tinh hoàn là bệnh gì?
Viêm tinh hoàn là bệnh lý viêm tinh hoàn trái, phải hoặc cả hai trong bìu dái. Nguyên nhân gây bệnh thường là do tinh hoàn nhiễm khuẩn hoặc do nhiễm virus quai bị.
Viêm tinh hoàn do vi khuẩn thường gây ra bởi nhiễm trùng, bắt nguồn từ các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs), phổ biến nhất là bệnh lậu hay chlamydia. Phần lớn các trường hợp viêm tinh hoàn do vi khuẩn thường dẫn đến viêm mào tinh hoàn, là tình trạng viêm của ống cuộn dẫn tinh (còn gọi là mào tinh hoàn) ở mặt sau của tinh hoàn.
Bệnh nhân thường bị đau dữ dội ở tinh hoàn trái hoặc tinh hoàn phải và có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Tuy nhiên, nếu được điều trị tốt, hầu hết các trường hợp đều sẽ khỏi bệnh hoàn toàn mà không để lại bất kỳ biến chứng gì đáng kể và hiếm khi dẫn đến vô sinh.
Nguyên nhân bệnh viêm tinh hoàn
Nguyên nhân gây dẫn đến viêm tinh hoàn, bao gồm:
- Viêm tinh hoàn do nhiễm virus quai bị: Đây là tình huống khá thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Sau biểu hiện của bệnh quai bị là biểu hiện của viêm tinh hoàn gặp khoảng 20% các trường hợp.
- Viêm tinh hoàn do vi khuẩn: Thường là do nhiễm khuẩn sau quan hệ tình dục không an toàn. Hoặc do vệ sinh kém gây viêm nhiễm niệu đạo gây viêm tinh hoàn.
- Viêm do dị ứng: Một vài trường dị ứng do tiếp xúc như dị ứng với bao cao su, vải quần lót có thể dẫn đến viêm tinh hoàn.
- Mắc các bệnh nam khoa mạn tính như viêm đường tiểu, viêm tuyến tiền liệt lâu ngày có thể dẫn đến viêm tinh hoàn.
- Tinh hoàn bị tổn thương: Có thể những va chạm mạnh sau quan hệ tình dục hoặc một tai nạn có gây chấn thương khiến tinh hoàn bị đụng dập, tổn thương và trở thành viêm tinh hoàn.
Những yếu tố nguy cơ của viêm tinh hoàn
Một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến viêm tinh hoàn, bao gồm:
- Người bệnh chưa được chủng ngừa bệnh quai bị.
- Trên 45 tuổi.
- Đang mắc nhiễm trùng đường tiết niệu tái diễn nhiều lần.
- Đã từng phẫu thuật liên quan đến bộ phận sinh dục hoặc đường tiết niệu, dẫn đến nguy cơ viêm tinh hoàn do nhiễm trùng.
- Bẩm sinh đã có bất thường ở đường tiết niệu.

Dấu hiệu nhận biết viêm tinh hoàn
Nhận ra dấu hiệu bệnh viêm tinh hoàn ngay từ đầu sẽ giúp bạn sớm có biện pháp can thiệp, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị, đồng thời hạn chế rủi ro phát sinh biến chứng.
Các triệu chứng viêm tinh hoàn ở nam giới thường bộc lộ qua những dấu hiệu như sau:
- Cảm giác đau nhức khó chịu ở bìu dái.
- Đi tiểu hoặc xuất tinh có thể khiến cường độ đau tăng lên đáng kể.
- Bìu dái sưng rõ rệt.
- Máu lẫn trong tinh dịch.
- Tần suất đi tiểu bất thường.
- Phì đại tuyến tiền liệt.
- Sưng hạch bạch huyết ở bẹn.
- Thân nhiệt tăng cao.
Biến chứng viêm tinh hoàn
Ngược lại, nếu không kiểm soát tốt, tình trạng này có nguy cơ kéo theo một số biến chứng phức tạp xảy ra, ví dụ như:
- Teo tinh hoàn: Gây suy giảm khả năng sinh sản đáng kể.
- Áp xe bìu dái: Tạo điều kiện phát triển nhiễm trùng ở những bộ phận xung quanh như ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt, đường tiết niệu… từ đó gây hiếm muộn hoặc thậm chí là vô sinh.
- Vô sinh: Do thiếu tinh trùng và nội tiết tố testosterone, có nguy cơ cao diễn ra nếu tình trạng viêm sưng ảnh hưởng đến cả hai túi tinh hoàn.
Viêm tinh hoàn nên kiêng gì?
Như đã nêu ở trên thì ngoài việc kiêng quan hệ tình dục trong thời gian nhiễm bệnh thì nam giới cần lưu ý thêm một số loại đồ ăn, đồ uống có hại cho sức khỏe như:
- Kiêng sử dụng các loại đồ uống có cồn như rượu, bia,… hay các chất kích thích.
- Kiêng các đồ ăn cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ.
- Kiêng thủ dâm trong giai đoạn bệnh.
Ngoài ra, nam giới cần đặc biệt giữ gìn vệ sinh vùng kín cẩn thận và sạch sẽ hàng ngày.
Điều trị viêm tinh hoàn
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà phương pháp điều trị viêm tinh hoàn ở mỗi người sẽ không giống nhau.
Bệnh do virus gây nên thường không có biện pháp đặc trị nhưng có thể tự biến mất. Trong thời gian này, những gì bạn cần làm là áp dụng một số biện pháp tại nhà như chườm lạnh, nghỉ ngơi… để xoa dịu triệu chứng đau nhức khó chịu.
Trong khi đó, đối với trường hợp tác nhân đứng sau là vi khuẩn, lựa chọn điều trị viêm tinh hoàn thường là sử dụng thuốc kê toa. Quá trình lành bệnh và bình phục hoàn toàn có thể kéo dài vài tuần.

Phòng tránh viêm tinh hoàn được không
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm tinh hoàn:
- Chườm túi đá lên bìu dái để làm dịu chỗ sưng và giảm đau.
- Mang khố đeo của vận động viên.
- Uống nhiều nước và dùng thuốc không kê toa để giảm đau.
- Gọi bác sĩ nếu bạn đau dữ dội, sốt cao hoặc khó tiểu.
- Dùng bao cao su để tránh mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Nói với bác sĩ nếu bạn dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Tiêm vắc xin hoặc cho con bạn tiêm vắc xin ngừa bệnh quai bị để ngăn ngừa viêm tinh hoàn do quai bị.
Viêm tinh hoàn là bệnh không khó để chữa trị. Tuy nhiên, tâm lý ngại ngùng cùng những mặc cảm với những bệnh lý về tinh dục khiến nam giới thường chần chừ và điều này dẫn đến những biến chứng không thể lường trước được cho sức khỏe người bệnh. Vậy nên việc cần làm khi thấy những dấu hiệu bệnh là đến ngay các cơ sở y tế uy tín để điều trị dứt điểm.
Leave a reply