Viêm trực tràng là bệnh lý nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên rất nhiều người vẫn chủ quan trước những dấu hiệu ban đầu của bệnh. Hãy cùng tìm hiểu xem bệnh viêm trực tràng là gì, nguyên nhân và cách điều trị phù hợp.
Viêm trực tràng là bệnh gì?
Trực tràng là một đoạn cuối của ruột già (đại tràng) nằm ở vị trí trước vùng hậu môn. Viêm trực tràng là bệnh lý xảy ra khi trực tràng của người bệnh bị tổn thương dẫn tới tình trạng viêm, loét. Đây là căn bệnh không phân biệt tuổi tác, không phân biệt giới tính, ai cũng có thể mắc viêm trực tràng. Đặc biệt là một số người có thói quen như: uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn uống đồ nóng. Bệnh nhân sẽ bị căn bệnh này làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa, từ đó gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống và tổn hại sức khỏe.
Viêm trực tràng chia thành 2 giai đoạn, cấp tính và mãn tính.
- Viêm trực tràng cấp tính xảy ra khi chỉ mới xuất hiện những tổn thương ở lớp niêm mạc phía trên cùng, chưa xâm nhập sâu vào thành ruột.
- Viêm trực tràng mạn tính là thể nặng của bệnh. Lúc này vị trí viêm đã xâm lấn sâu vào các lớp biểu mô và lan sang những phần phía trên niêm mạc đại tràng.
Nguyên nhân gây viêm trực tràng
Viêm trực tràng là bệnh lý phổ biến do xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, có thể kể đến 6 nguyên nhân mà nhiều người dễ mắc phải dưới đây:
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Thói quen ăn quá nhiều thực phẩm quá nhiều đạm và chất béo dễ làm tăng tiết dịch mật, tạo môi trường cho vi khuẩn đường ruột gây tổn thương trực tràng.
- Nhiễm trùng: Vi khuẩn lậu, vi khuẩn Herper sinh dục, các nhiễm khuẩn salmonella, campylobacter hay ngộ độc thực phẩm cũng là nguyên nhân gây viêm trực tràng mà ít người chú ý.
- Bệnh tiêu hóa: Thống kê có tới 30% những người mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng bị bệnh viêm trực tràng.
- Lạm dụng thuốc kháng sinh, các loại thuốc giảm đau, thuốc điều trị nhiễm trùng: Các loại thuốc này khi được dùng trong thời gian dài có thể tiêu diệt lợi khuẩn đường ruột, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Lúc này vi khuẩn có hại Clostridium được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển gây bệnh viêm trực tràng.
- Quan hệ tình dục không an toàn: Có vẻ bất ngờ với nhiều người, nhưng việc quan hệ tình dục không an toàn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và các mầm bệnh từ bên ngoài dễ xâm nhập vào ống trực tràng, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Xạ trị ung thư: Xạ trị ung thư ở các khu vực gần sát trực tràng như buồng trứng, tuyến tiền liệt có thể làm tăng nguy cơ bị viêm trực tràng.

Dấu hiệu nhận biết viêm trực tràng
Người bị viêm trực tràng thường xuyên trong trạng thái mệt mỏi, chán ăn, sụt cân khiến cơ thể gầy yếu. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm trực tràng có thể kể đến như:
- Táo bón hoặc tiêu chảy nhiều lần (có thể tới chục lần trong ngày).
- Phân thải ra có lẫn chất nhầy hoặc máu.
- Có cảm giác ngứa ngáy hoặc nóng rát hậu môn, mót đại tiện.
- Bụng chướng tức.
- Đau khi đi đại tiện.
- Đau thắt lưng hoặc dưới vùng bên trái bụng.
- Chảy máu trực tràng, máu sẽ ra nhiều hơn khi bệnh dần chuyển biến nặng về giai đoạn mãn tính.
Biến chứng viêm trực tràng
Nếu không điều trị kịp thời hoặc bệnh không đáp ứng với điều trị thì viêm trực tràng có thể dẫn tới nhiều biến chứng, bao gồm:
- Thiếu máu: Chảy máu trực tràng mạn tính có thể gây ra thiếu máu. Tình trạng này khiến người bệnh bị thiếu hồng cầu để vận chuyển oxy tới các mô. Thiếu máu còn khiến bạn mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, da xanh xao và dễ cáu gắt.
- Áp xe: Khu vực đau, sưng và chứa nhiều mủ do nhiễm trùng.
- Hình thành vết loét rộng và rò rỉ: Bệnh viêm trực tràng mạn tính có nguy cơ cao hình thành các vết loét trên niêm mạc bên trong trực tràng. Khi vết loét mở rộng qua thành ruột tạo thành một “lỗ rò” kết nối bất thường giữa ruột và da hoặc giữa ruột với các cơ quan khác (bàng quang, âm đạo…).
- Ung thư trực tràng: Đây là một biến chứng nguy hiểm của viêm trực tràng, có thể ảnh hưởng tới tính mạng nếu bệnh nhân không phát hiện và điều trị kịp thời.
Chẩn đoán viêm trực tràng
Bất kỳ ai nghi ngờ mình bị viêm trực tràng hoặc nhận thấy các triệu chứng bất thường nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán. Dựa trên các thông tin về triệu chứng, tinh trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử gia đình và hành vi tình dục, bác sĩ sẽ quyết định những xét nghiệm nào là cần thiết.
- Xét nghiệm máu: Nhằm phát hiện nguy cơ chảy máu hoặc nhiễm trùng.
- Xét nghiệm phân: Xác định tình trạng viêm trực tràng có phải do vi khuẩn gây ra hay không.
- Nội soi trực tràng hay nội soi đại tràng: Kiểm tra ống hậu môn và phần dưới trực tràng hay toàn bộ đại tràng bằng ống nội soi mềm. Nếu chỉ nội soi trực tràng không cần nhịn ăn hoặc xổ làm sạch ruột trước đó.
- Xét nghiệm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu dịch tiết từ trực tràng hoặc từ ống dẫn nước tiểu để kiểm tra liệu người bệnh có đang mắc phải các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục hay không bởi đây là lý do không nhỏ dẫn tới viêm trực tràng.
Biệc pháp điều trị bệnh viêm trực tràng
Sử dụng thuốc để điều trị viêm trực tràng
Áp dụng cho các trường hợp bệnh mới khởi phát, giúp chữa bệnh và giảm nhanh các triệu chứng bệnh.
Trường hợp viêm trực tràng do nhiễm trùng Salmonella, người bệnh có thể không cần phải uống kháng sinh mà có thể bù nước và điện giải cũng như duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để cải thiện tình trạng bệnh.
Những trường hợp nhiễm khuẩn Shigella, người bệnh thường được chỉ định dùng một số loại thuốc như Ampicillin, Ciprofloxacin…
Trường hợp nguyên nhân là do quan hệ tình dục không an toàn, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh.
Vêm trực tràng do xạ trị, người bệnh không cần dùng thuốc. Nhưng, nếu bị chảy máu nhiều có thể dùng thuốc kháng viêm như Steroids. Một số trường hợp cần đến điều trị bằng laser để tiêu diệt các mô bệnh.
Phương pháp phẫu thuật
Người bệnh mắc viêm trực tràng mãn tính hoặc điều trị nội khoa (dùng thuốc) không đạt hiệu quả sẽ được chỉ định phẫu thuật để cát bỏ phần mô tổn thương. Không loại trừ cắt bỏ toàn bộ trực tràng với trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.
Sau điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, người bệnh cần chú ý:
- Điều chỉnh lối sống trở nên lành mạnh để giúp quá trình hồi phục hậu phẫu diễn ra nhanh hơn.
- Tránh xa đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc đồ uống chứa cồn, đồ được chế biến bằng mỡ động vật.
- Đặc biệt lưu ý vấn đề vệ sinh, ăn chín uống sôi, sử dụng thực phẩm rõ nguồn gốc.
- Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, căng thằng để cơ thể luôn khỏe khoắn và tinh thần sảng khoái.
- Tránh quan hệ tình dục bừa bãi, nên sử dụng bao cao su để ngăn ngừa lây nhiễm các bệnh qua đường sinh dục.

Cần làm gì sau điều trị viêm trực tràng
Sau khi điều trị viêm trực tràng, người bệnh cần điều chỉnh lối sống để giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn. Việc điều chỉnh còn giúp ngăn ngừa bệnh đối với những người bình thường.
- Bổ sung vào thực đơn hằng ngày những món ăn thanh mát, giàu dinh dưỡng, nhiều chất xơ, được chế biến bằng dầu thực vật thay vì sử dụng mỡ động vật.
- Tăng cường thực phẩm chứa nhiều men vi sinh tốt cho đường ruột như Lactulose, Bacillus… bằng sữa chua hoặc me vi sinh nhằm hạn chế tối đa chứng rồi loạn tiêu hóa. Đồng thời, tránh xa đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc đồ uống chứa cồn.
- Cần đặc biệt lưu ý vấn đề vệ sinh trong ăn uống, ăn chín uống sôi, sử dụng thực phẩm rõ nguồn gốc để tránh gây nhiễm khuẩn đường ruột vì chúng ảnh hưởng đến bệnh viêm đại tràng.
- Bên cạnh đó, mọi người cũng nên sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, căng thằng để cơ thể luôn khỏe khoắn và tinh thần sảng khoái.
- Một lưu ý nữa là tránh quan hệ tình dục bừa bãi và nên sử dụng bao cao su để ngăn ngừa lây nhiễm các bệnh qua đường sinh dục.
Viêm trực tràng là bệnh lý có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính. Người bệnh ở giai đoạn cấp tính có thể điều trị và cho kết quả khả quan chỉ sau vài tuần. Viêm trực tràng mạn tính cần được điều trị sớm và lâu hơn, kết hợp với thay đối lối sống.
Leave a reply