Bệnh zona thần kinh là một bệnh do cùng một loại virus gây bệnh thủy đậu có tên gọi là Varicella gây nên. Bị zona thần kinh không gây nguy hiểm cho người bệnh, tuy nhiên nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng.
Bệnh zona thần kinh là gì?
Zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng do virus thủy đậu Varicella-zoster gây ra. Bệnh zona thần kinh có thể xảy ra trên những người đã từng bị thủy đậu hoặc đã tiêm vaccine. Do virus vẫn còn trú ngụ bên trong cơ thể ở trạng thái ngủ bên trong các dây thần kinh cảm giác.
Tuy nhiên, không phải ai mang virus này cũng đều phát triển bệnh zona (zona thần kinh), đối tượng thường dễ bị giời leo là người lớn tuổi và những người bị suy giảm miễn dịch.
Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh
Nguyên nhân chính gây nên bệnh là virus VZV. Khi gặp điều kiện thuận lợi, virus này được kích hoạt và hoạt động trở lại, gây tổn thương dọc dây thần kinh. Một vài yếu tố ảnh hưởng đến sự tái hoạt động của virus VZV là:
- Cơ thể mệt mỏi do sức đề kháng bị suy yếu.
- Căng thẳng, lo lắng và chịu áp lực quá mức, ít được nghỉ ngơi.
- Vùng da nổi ban có dấu hiệu tổn thương.
- Các cách điều trị bằng tia xạ.
- Ung thư.
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh cao
Các yếu tố nguy cơ, bao gồm:
- Độ tuổi. Bệnh zona thường gặp nhất ở những người lớn hơn 50 tuổi. Nguy cơ này tăng theo tuổi tác.
- Hệ miễn dịch suy yếu: chẳng hạn như bị HIV/AIDS, ung thư, đang hóa, xạ trị ung thư; cấy ghép nội tạng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona do cơ thể giảm sức đề kháng đối với virus.
- Lây từ người khác: Khi bạn tiếp xúc với người bị zona hoặc thủy đậu, bạn có nguy cơ nhiễm virus. Virus sẽ khiến bạn mắc bệnh thủy đậu trước, sau này mới bị zona thần kinh.

Triệu chứng của bệnh zona thần kinh
Khi bị nhiễm virus Zona, người bệnh sốt từ 38-39 độ C, đau mình mẩy, đau nhức đầu, người mệt mỏi, nước tiểu vàng,…
- Đau rát: Khi bị virus xâm nhập triệu chứng điển hình nhất là hiện tượng đau rát ở vùng da và các dây thần kinh bị tổn thương. Người bệnh đau nhức dữ dội hơn khi va chạm hoặc cọ xát.
- Xuất hiện nốt mụn nước: Khi bị zona thần kinh, da sẽ bị đỏ, dần dần xuất hiện những đám mụn nước căng bóng, khó vỡ.
- Biểu hiện toàn thân: Bệnh nhân cảm thấy sốt, mệt mỏi, ớn lạnh, đau đầu, người bệnh luôn cảm thấy khó chịu trong sinh hoạt và làm việc.
Bệnh zona có lây hay không?
Bệnh zona là bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền từ người này sang người khác. Nếu tiếp xúc trực tiếp với mụn nước trên cơ thể người bệnh sẽ có khả năng bị lây nhiễm cao.
- Đối với người chưa tiêm vacxin thủy đậu và chưa bị bệnh thủy đậu thì sẽ có nguy cơ phát bệnh này trước, sau khi lành bệnh thì có thể bị zona.
- Những người đã tiêm phòng ngừa zona thì vẫn có thể bị mắc bệnh khi hệ miễn dịch bị suy giảm.
- Ở trường hợp người đã bị mắc bệnh thủy đậu thì sẽ không bị nhiễm bệnh zona thần kinh từ người khác.
Biến chứng khi bị bệnh zona thần kinh
Bệnh zona có thể gây ra các biến chứng như:
- Mắt bị khô, để lại sẹo ở mí mắt hoặc giác mạc, sụp mí mắt, bội nhiễm, lâu dần có thể dẫn đến hoại tử giác mạc, kết mạc, liệt dây thần kinh mắt và dẫn đến mù mắt vĩnh viễn rất nguy hiểm.
- Có trường hợp bị biến chứng đau tai, tê liệt và mất cảm giác trên mặt, mất vị giác.
- Biến chứng bệnh Zona thần kinh ở mắt ở người già có thể làm tăng nguy cơ bị tai biến mạch máu não, viêm màng não.
- Nặng có thể gây biến chứng viêm tai – mũi- họng gây điếc.

Cách điều trị bệnh zona thần kinh
Điều trị bằng thuốc
- Khi người bệnh nhiễm virus zona thường được chỉ định sử dụng nhóm thuốc kháng virus (acyclovir) hay dùng là zovirax liều thay đổi theo từng độ tuổi.
- Thuốc tăng cường miễn dịch cũng đang được áp dụng điều trị phối hợp.
- Điều trị tại chỗ: bôi thuốc mỡ kháng viêm, chống virus như mỡ zovirax vùng có mụn nước để giảm đau, chống viêm, chống tạo sẹo, chống tình trạng bội nhiễm của các mụn nước.
Điều trị bệnh zona bằng cách sử dụng tinh dầu thảo dược
Tinh dầu là phương thuốc thảo dược được sử dụng từ lâu cho các vấn đề ở da. Một số loại tinh dầu có đặc tính có thể giúp giảm kích ứng và hồi phục da. Những loại tinh dầu này bao gồm:
- Tinh dầu cúc La Mã (Chamomile): Với đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, nên tinh dầu cúc La Mã có thể cải thiện vết loét và lở loét do tì đè bằng cách hỗ trợ tái tạo tế bào da.
- Tinh dầu khuynh diệp (Eucalyptus): Với đặc tính chống viêm và có thể làm tăng tốc độ hồi phục vết loét của bệnh nhân ung thư.
Cách chăm sóc khi bị zona thần kinh
- Làm sạch vùng tổn thương hàng ngày: Việc làm sạch mụn nước hàng ngày có thể giúp bạn làm giảm nguy cơ lây nhiễm.
- Giảm đau bằng cách chườm mát: Áp miếng gạc ẩm, mát lên vùng da bị phát ban. việc này sẽ mang đến cảm giác mát mẻ giúp bạn giảm đau và xoa dịu cơn khó chịu.
- Sử dụng kem dưỡng: Kem dưỡng không làm tăng tốc độ điều trị bệnh zona, nhưng có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Chế độ ăn bệnh zona thần kinh
Hệ thống miễn dịch của bạn bị suy yếu có thể làm nặng hơn bệnh zona thần kinh. Việc thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa bệnh zona lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể, hoặc tái phát.
Cách điều trị bệnh zona thần kinh là bạn nên dùng các loại thực phẩm giàu vitamin A, B12, C, E và axit amin lysine. Nhóm thực phẩm này bao gồm:
- Trứng, sữa.
- Cây họ đậu.
- Lá rau xanh.
- Các loại ngũ cốc.
- Thịt bò, heo, gà, cá…
- Trái cây có màu cam và vàng.
Đồng thời, bạn cũng nên tránh một số loại thực phẩm sau đây trong quá trình điều trị bệnh zona:
- Thực phẩm giàu chất béo bão hòa.
- Thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế.
- Thực phẩm và nước ép với lượng đường cao.
Nếu bạn ăn quá nhiều những thực phẩm này có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, thậm chí còn làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Cách tránh phòng ngừa bệnh Zona thần kinh
Để tránh lây lan bệnh cho người khác cũng như giảm thiểu các biến chứng xảy ra, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Không chà xát hoặc để nước bẩn tiếp xúc với vùng da nổi mụn nước, tránh làm cho các mụn nước vỡ ra vì điều này dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.
- Rửa vùng da bị zona bằng nước muối loãng hoặc thuốc rửa chuyên biệt do bác sĩ chỉ định.
- Rửa tay thường xuyên và đúng cách, nhất là khi vừa chăm sóc vùng da bị tổn thương. Ngoài ra, cũng cần mặc đồ rộng rãi, thoải mái.
- Hạn chế hoặc không tiếp xúc với người chưa tiêm phòng thủy đậu, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ mang thai.
- Cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng vacxin thủy đậu, có nghĩa là đưa virus vào trong cơ thể ở trạng thái bất hoạt. Vacxin này có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh zona, làm tăng sức đề kháng chống lại virus.
Bệnh Zona thần kinh tuy là bệnh không nguy hiểm nhưng cũng gây ra rất nhiều đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Vì vậy, bạn nên có biện pháp điều trị bệnh càng sớm càng tốt, tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra.