Sẹo có thể hình thành từ những vết thương nhỏ nhất nếu không được chăm sóc đúng cách. Ngoài bôi thuốc trị sẹo bạn cần phải chú ý đến chế độ ăn uống. Dưới đây là những thực phẩm nên kiêng để ngừa và điều trị sẹo.
Nguyên nhân gây sẹo
Sẹo hình thành do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chính là do da bị tổn thương. Khi da bị tổn thương, cơ thể sẽ tự sản sinh ra các mô tế bào đặc biệt để chữa lành vết thương. Lớp da được hồi phục đó được gọi là sẹo, có hình dáng và màu sắc khác với làn da bình thường của cơ thể, có thể phân biệt rõ bằng mắt thường.
Một số các loại sẹo thường gặp là sẹo lồi, sẹo phì đại, sẹo rỗ/ sẹo lõm, sẹo thâm, sẹo co rút. Sẹo hình thành sau khi vết thương lành và rất khó chữa trị. Vì vậy việc ngăn ngừa sẹo là hết sức quan trọng. Bạn còn cần chú ý đến các món ăn mình nạp vào cơ thể hàng ngày. Cùng điểm mặt những thực phẩm đó và tìm hiểu chúng ảnh hưởng đến vết thương như thế nào!
Kiêng ăn gì để không để lại sẹo?
Để có được làn da mềm mịn, sáng đều màu sau khi bị vết thương, bạn hãy lưu ý 1 số những thực phẩm cần kiêng kị sau đây trong thời kì hồi phục và lên da non.
Rau muống
Rau muống tuy được yêu thích trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Nhưng chúng tôi khuyên bạn nên tránh ăn nếu không muốn bị sẹo lồi. Hãy thay thế nó bằng những loại rau khác, bạn nhé.
Bánh kẹo
Về cơ bản, các loại bánh kẹo cũng như thịt xông khói chúng không trực tiếp ảnh hưởng nhiều đến quá trình hình thành sẹo của bạn, nhưng sẽ khiến vết thương lâu lành hơn.
Đồ nếp
Tránh xa những thực phẩm này nếu không muốn bị sẹo lồi. Vết thương có thể bị mưng mủ, sưng tấy vì tính nóng của chúng.
Trà, cà phê
Những đồ uống chứa caffein khiến cơ thể bị mất nước và điện giải, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục, đặc biệt là vết thương do bỏng.
Kiêng ăn thịt bò
Thịt bò với đặc tính là nóng nhưng lại nhiều protein nên dễ gây nên tình trạng kém sắc hồng. Đặc biệt hơn là dễ xảy ra đóng mủ vết thương. Do đó, thịt bò là loại thực phẩm mà trị sẹo lõm nên kiêng.

Nên ăn gì để cải thiện vết thương mà không để lại sẹo
Những thức ăn bạn nên bổ sung trong thời gian điều trị và lành vết thương để quá trình phục hồi nhanh chóng hơn.
Ăn các thực phẩm tốt cho máu
Các thực phẩm có chứa các dưỡng chất: Sắt, Kali, Magie, Vitamin B12,… sẽ giúp mang oxi và tế bào bạch cầu tới mô tế bào bị hư tổn. Từ đó vết thương hở sẽ nhanh chóng khép miệng và lên da non.
Đồng thời, nếu bạn chú ý bổ sung các thực phẩm có lợi cho máu còn giúp hạn chế sẹo sau khi liền vết thương.
Chất kẽm
Kẽm giúp đảm bảo cho cơ thể có hệ thống miễn dịch khỏe, hạn chế viêm và chống stress, oxy hóa tế bào. Và cũng giúp vết thương nhanh lành và hạn chế nhiễm trùng. Các thực phẩm chứa kẽm như: hạt khô, các loại rau xanh,…
Thực phẩm giàu Vitamin A
Vitamin A hỗ trợ tái tạo, làm căng, mịn, hồi phục sức sống cho làn da, thúc đẩy chuyển hóa tế bào và sản sinh ra collagen. Vitamin K tham gia và quá trình đông máu, chống mất máu sau điều trị.
Thực phẩm chứa vitamin C
Vitamin C có nhiều trong cam, ổi, bưởi, cà chua, kiwi, súp lơ, rau bina,… đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết các tế bào xương, mô, cơ bắp và mạch máu.
Bên cạnh đó, vitamin C giúp kích thích tái tạo da mới, hình thành cấu trúc collagen, giúp phục hồi da bị hư tổn.

Cách phòng tránh và điều trị sẹo hiệu quả
Để biết cách phòng tránh và điều trị sẹo hiệu quả không để lại sẹo trên da, bạn cần thực hiện theo những chế độ từ những gợi ý từ bài viết dưới đây:
Sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học
- Đảm bảo dinh dưỡng phù hợp lý, bổ sung nhiều protein, uống nhiều nước để giúp da sẹo mau lành.
- Ăn nhiều rau xanh, các loại củ quả, trái cây và nước ép giúp bổ sung dưỡng chất, tạo điều kiện cho vết thương được nhanh lành, làn da săn chắc, mịn màng hơn.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cấp thêm độ ẩm cho da, giúp đào thải độc tố, cho da căng mịn và tươi tắn suốt cả ngày.
- Thường xuyên tập luyện thể thao, ngủ đủ giấc, tránh bị căng thẳng, stress công việc khiến cho làn da nhanh lão hoá.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, nước ngọt có gas,… nhằm giảm thiểu tình trạng sẹo.
Một số lưu ý trong quá trình điều trị sẹo
Một số những nguyên tắc sau để tránh sẹo ngay từ khi vết thương hở mới hình thành.
- Trong quá trình điều trị sẹo, bạn nên hạn chế trang điểm bởi vùng da đang yếu, nếu tiếp xúc nhiều với mỹ phẩm sẽ khiến da bị bào mòn, tình trạng sẹo sẽ nặng hơn.
- Không gãi hay thường xuyên sờ tay lên vết sẹo tạo cơ hội cho vi khuẩn và bụi bẩn bám vào gây nhiễm trùng và lở loét.
- Nên dùng thêm các loại thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh để tránh nhiễm trùng da.
- Hai ngày đầu tiên sau khi thực hiện bóc tách sẹo rỗ, lúc này bạn sẽ rất nhạy cảm và vết thương còn mới. Bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn của bác sĩ điều trị để mang lại kết quả cao nhất.
- Tuyệt đối bạn không được trang điểm hay thoa các sản phẩm khác lên vùng da điều trị
- Tránh nắng, không được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời cũng như thoa kem chống nắng thường xuyên.
- Khi da bong thì bạn nên để nó bong tự nhiên, không được dùng tay để cạy.
- Uống nhiều nước giúp cân bằng được độ ẩm, hỗ trợ quá trình lưu thông máu mang đến làn da mịn màng, sáng khỏe.
- Trong thời gian điều trị, bạn cần hạn chế để vùng da có sẹo tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Sẹo là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, để điều trị sẹo hiệu quả ngoài việc tìm hiểu chủ đề bị sẹo kiêng ăn gì, bạn nên kết hợp đồng thời kem trị sẹo để mang lại hiệu quả cao. Ăn các loại thực phẩm giàu dưỡng chất sẽ giúp vết thương nhanh liền sẹo và hạn chế để lại những loại sẹo khó mờ trên cơ thể.